Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.708.799
Truy cập hiện tại: 164
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Ngày Viêm gan thế giới 2017: Loại trừ viêm gan
Ngày cập nhật 01/08/2017

   Ngày Viêm gan thế giới vào 28 tháng 7 năm 2017 - một cơ hội để thúc đẩy các nỗ lực hoàn thành  chiến lược y tế toàn cầu về bệnh viêm gan siêu vi (Global Health Sector Strategy) lần đầu tiên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ các quốc gia thành viên đạt mục tiêu cuối cùng đó là loại trừ viêm gan.

   Các  nhận thức và hoạt động chung quanh Ngày Viêm gan thế giới được nêu ra để:

   - Xây dựng và thúc đẩy các cam kết chính trị tiếp theo sau sự phê chuẩn chính thức chiến lược y tế toàn cầu lần đầu tiên của WHO về viêm gan siêu vi tại Kỳ họp của Đại Hội đồng Y tế thế giới (World Health Assembly)  năm 2016.

   - Trình bày các đáp ứng khẩn cấp quốc gia về viêm gan tại các nước có tình hình dịch cao.

   - Khuyến khích các hoạt động và cam kết của các cá nhân, cộng tác viên và cộng đồng.

   - Làm rõ nhu cầu cho việc tăng cường các đáp ứng toàn cầu được mô tả tại báo cáo viêm gan toàn cầu củaWHO năm 2017.

   Để hỗ trợ cho chiến dịch “ Loại trừ viêm gan”, WHO sẽ phát hành các thông tin mới về các đáp ứng quốc gia tại 28 nước bị ảnh hưởng nặng nhất.

   - 11 nước chiếm gần 50% gánh nặng toàn cầu về viêm gan mãn tính là: Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Mông cổ, Myan mar, Nigeria, Pakistan, Uganda, Việt Nam.

   - 17 quốc gia cũng có tình hình nhiễm cao và kết hợp với nhóm ở trên chiếm 70% gánh nặng toàn cầu là Cam pu chia, Cameroon, Colombia, Ethiopia, Georgia, Kyrgyzstan, Morocco, Nepal, Peru, Philippines, Sierra Leone, Nam Phi, Tanzania, Thái Lan, Ukraine, Uzbekistan, Zimbabwe.

   Các thông điệp chính của Ngày Viêm gan thế giới 2017

   1. Viêm gan siêu vi là một vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng và cần đáp ứng khẩn cấp.

   Có khoảng 325 triệu người mắc viêm gan mạn tính vào cuối năm 2015. Trên toàn cầu, ước tính khoảng 257 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) và 71 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C (HCV) năm 2015.

   2. Rất ít người mắc được làm xét nghiệm và điều trị, đặc biệt tại các nước thu nhập thấp và trung bình.

   Đến cuối năm 2015, chỉ có 9% người nhiễm HBV và 20% người nhiễm HCV được xét nghiệm và chẩn đoán. Trong số những người được chẩn đoán nhiễm HBV, chỉ 8% (1,7 triệu người) đã được điều trị, trong khi 7% người được chẩn đoán HCV (1,1 triệu người) đã bắt đầu điều trị năm 2015.

   Mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 là: 90% người nhiễm HBV và HCV được xét nghiệm và 80% bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được điều trị.

   3.  Viêm gan siêu vi đã gây tử vong 1,34 triệu người tương đương tử vong do lao và vượt trên tử vong do HIV. Tử vong do viêm gan ngày càng gia tăng.

   4. Nhiễm viêm gan mới tiếp tục xảy ra, nhất là viêm gan C

   Số trẻ em dưới 5 tuổi mắc viêm gan B mạn tính đã giảm xuống 1,3% năm 2015 (từ 4,7% trước khi vắc xin được áp dụng). Vắc xin viêm gan B phòng ngừa nhiễm mới cho khoảng 4,5 triệu trẻ  mỗi năm. Tuy nhiên, 1,75 triệu người lớn nhiễm mới HCV năm 2015, chủ yếu do nghiện chích ma túy và tiêm chích không an toàn tại các cơ sở y tế ở một số nước.

   5. Hoàn thành mục tiêu loại trừ  viêm gan đến năm 2030 là mục tiêu không quá tham vọng; các báo cáo từ 28 quốc gia có tình hình dịch cao cho thấy những lý do để lạc quan.

   Vào ngày Viêm gan thế giới,WHO sẽ công bố tình hình khái quát tại 28 nước cho thấy mặc dù còn nhiều thách thức nhưng nỗ lực toàn cầu loại trừ viêm gan có thể đạt được. Tuy nhiên các trở ngại chính vẫn còn đó.

World Hepatitis Day 2017: Eliminate hepatitis

     The World Hepatitis Day on 28 July 2017 is an opportunity to add momentum to all efforts to implement the WHO's first global health sector strategy on viral hepatitis for 2016-2021 and help Member States achieve the final goal - to eliminate hepatitis.

Activities and awareness around World Hepatitis Day are designed to:

·   Build and leverage political engagement following official endorsement of the Global Health Sector Strategy on viral hepatitis at the World Health Assembly 2016.

·   Showcase emerging national responses to hepatitis in heavy burden countries.

·    Encourage actions and engagement by individuals, partners and the public.

·    Highlight the need for a greater global response as outlined in the WHO's Global hepatitis report of 2017.

     In support of the "Eliminate hepatitis" campaign, WHO will release new information on national responses in 28 countries with the heaviest burden.

    11 countries which carry almost 50% of the global burden of chronic hepatitis:

Brazil, China, Egypt, India, Indonesia, Mongolia, Myanmar, Nigeria, Pakistan, Uganda, Viet Nam.

     17 countries that also have high prevalence and together with the above, account for 70% of the global burden:

     Cambodia, Cameroon, Colombia, Ethiopia, Georgia, Kyrgyzstan, Morocco, Nepal, Peru, Philippines, Sierra Leone, South Africa, Tanzania, Thailand, Ukraine, Uzbekistan, Zimbabwe.

    Key messages for World Hepatitis Day 2017

    1. Viral hepatitis is a major global health problem and needs an urgent response.

    There were approximately 325 million people living with chronic hepatitis at the end of 2015.

    Globally, an estimated 257 million people were living with hepatitis B (HBV) infection, and 71 million people were living with hepatitis C (HCV) infection in 2015.

    2. Very few of those infected accessed testing and treatment, especially in low- and middle-income countries.

     By the end of 2015, only 9% of HBV-infected people and 20% of HCV-infected people had been tested and diagnosed. Of those diagnosed with HBV infection, 8% (or 1.7 million people) were on treatment, while 7% of those diagnosed with HCV infection (or 1.1 million people) had started treatment in 2015.

    The global targets for 2030 are: 90% of people with HBV and HCV infections tested and 80% of eligible patients are reached with treatment.

    3. Viral hepatitis caused 1.34 million deaths in 2015 - comparable with TB deaths and exceeding deaths from HIV. Hepatitis deaths are increasing.

    4. New hepatitis infections continue to occur, mostly hepatitis C.

    The number of children under five living with chronic HBV infection was reduced to 1.3% in 2015 (from 4.7% before vaccines were introduced).  

    Hepatitis B vaccine is preventing approximately 4.5 million infections per year in children. However, 1.75 million adults were newly infected with HCV in 2015, largely due to injecting drug use and due to unsafe injections in health care settings in certain countries.

    5. Achieving the 2030 elimination goal is not overly ambitious; reports from 28 high-burden countries give cause for optimism.

    On World Hepatitis Day 2017, WHO is publishing 28 country profiles which show that, despite many challenges, the global effort to eliminate hepatitis is gaining ground. However, major obstacles still remain.

                                                              ( Nguồn http://www.who.int)

 

Bs. Châu Văn Thức - TTPCHIV (dịch từ who.int.com)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 23/12/2024
Thứ ba ngày 24/12/2024
Thứ tư ngày 25/12/2024
Thứ năm ngày 26/12/2024
Thứ sáu ngày 27/12/2024
Thứ bảy ngày 28/12/2024
Chủ nhật ngày 29/12/2024
Chưa cập nhật lịch công tác