Từ khóa
Tích cực chủ động Phòng bệnh sốt xuất huyết
Ngày cập nhật 13/07/2016

   Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi Aedes, muỗi này thuộc phân giống Stegomyia. Aedes aegypti là véc tơ trung gian truyền bệnh chủ yếu ngoài ra còn có loài khác như Ae. Albopictus, Ae. Polynesiensis …

 

   

(Muỗi vằn thủ phạm truyền bệnh sốt xuất huyết)

   Bệnh lưu hành trên 100 nước thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Có khoảng 2,5 tỷ người sống ở vùng có nguy cơ. Đại dịch SXHD bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ 20 với số mắc hàng năm khoảng 10 triệu người, trong đó có hơn 90% trường hợp mắc là trẻ em dưới 15 tuổi. Tại Đại hội đồng Tổ chức y tế Thế giới tháng 5 – 1998, bà Tổng Giám đốc đã tuyên bố: “ Thế kỷ thứ 21 là thế kỷ phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

   Tuy đã có nhiều giải pháp nhằm khống chế bệnh SXHD nhưng tình hình diễn biến bệnh SXHD tại Việt Nam vẫn hết sức phức tạp. Trong năm 2013 cả nước có 69.869 ca mắc ở 49 tỉnh, thành phố trong đó có 40 ca tử vong, so với năm 2012 số ca mắc giảm 23,7% và số tử vong giảm 46,7%. Tỷ lệ học sinh, sinh viên, người lao động tự do và người ngoại tỉnh mắc SXHD cao (54%); người bệnh tập trung nhiều ở khu vực có nhiều học sinh, sinh viên và người lao động ngoại tỉnh đến thuê trọ, nơi vệ sinh môi trường kém như làng nghề buôn bán phế liệu phế thải. Từ đầu năm 2014 đến nay xu hướng mắc bệnh SXHD là đối tượng thuê trọ tăng cao tại một số địa phương. Tính đến 6 tháng đầu năm 2016, cả nước có 39,3 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (12 trường hợp tử vong), riêng trong tháng 6 năm 2016 có đến 6,6 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (03 trường hợp tử vong).

   Trước tình hình này Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.
5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.
6. Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Văn Cương (Trung tâm TTGDSK)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
 
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.454.010
Truy cập hiện tại: 136