Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.759.182
Truy cập hiện tại: 6.019
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Gout ở xương sống
Ngày cập nhật 31/08/2015

Triệu chứng

Người đàn ông tóc bạc trắng chú tâm đọc tờ báo khi bác sĩ bước vào phòng khám. Đôi mắt xanh, cái nhìm ấm áp, nhưng nụ cười lộ chút gì thiếu tự nhiên, khúc khuỷu. “Xin lỗi bác sĩ, tôi không đứng được”, ông nói một cách lịch sự sau khi bác sĩ Merceditas Villanueva tự giới thiệu với ông. Ông giải thích: “Hai chân của tôi yếu lắm.” Bác sĩ Villanueva, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, đáp lời ông bằng một nụ cười, đề nghị ông tường thuật sơ qua về tình trạng của bệnh và sự yếu đuối của đôi chân.

Bệnh nhân 77 tuổi, chưa bao giờ lâm bệnh một ngày nào trong đời – cho đến khi một tuần trước đó, chính xác hơn là ngày 7/7. Hôm đó, cũng chính là ngày sinh nhật của vợ ông, con cháu đến chúc thọ và quay quần bên hồ bơi. Đến buổi chiều hôm đó, ông cố gắng chuẩn bị một bữa ăn tối. “Tôi từng nấu nướng, đặc biệt là vào những ngày nghỉ,” ông nói với bác sĩ trong giọng nói mang chút trọng âm. “Tôi người gốc Hung mà, và tôi thích nấu nướng tại nhà lắm.” Nhưng chiều hôm đó, ông ngạc nhiên thấy mình rất khó rời cái ghế bành để đứng dậy. Ông cố gắng đứng và khua tay ra dấu không cần đến sự giúp đỡ của người con trai muốn tiếp ông một tay, để từng bước đi vào nhà bếp. Nhưng dù cô gắng cách mấy, ông không thể nào làm bếp được. Và từ hôm đó đến nay, ông bỏ cuộc với bếp núc. Cho đến ngày cuối tuần, ông gần như không còn sức mạnh nào cả. “Tôi thậm chí không thể đi được một bước,” ông nói. “Thật là vô vọng.” Một lần nữa nụ cười ông héo hắc. “Vợ tôi nhất quyết bảo tôi phải đi gặp bác sĩ, và đó là lí do tại sao tôi có mặt ở đây.”

Cùng lúc đó, ông cảm thấy rất đau đớn, và đầu gối bên trái, khuỷu tay trái và cả hai chân sưng vù lên. Nhưng ông nói thêm rằng đau chân và đầu gối không phải là điều gì mới với ông. Tình trạng hai chân bị yếu mềm, dù chưa bao giờ xảy ra trước đó, nhưng ông không cảm thấy đáng quan tâm.

Ông không hút thuốc, nhưng mỗi ngày có uống một hay hai li rượu vang sau bữa ăn. Cao huyết áp là vấn đề duy nhất mà ông từng bị, nhưng đã có thuốc kiềm chế khống chế vấn đề này rồi.

Trong phòng cấp cứu, ông lên cơn sốt, nhiệt độ trong người ông lên đến 102 độ F (tức khoảng 39 độ C). Đầu gối bên phải biến thành màu đỏ và sưng lên như một bong bóng. Chân phải, ngón chân cái và khuỷu tay trái đều bị sưng. Hai cánh tay ông và vai bình thường, nhưng chân thì rất yếu ớt, yếu đến độ ông không tự mình đi khỏi giường được.

Xét nghiệm

Chuyên gia thần kinh được mời đến tham vấn. Tình trạng yếu ớt cả hai chân là dấu hiệu cho thấy vấn đề không phải xuất phát từ não (nơi mà cơ phận trái và phải được giữ cách biệt nhau); vấn đề có thể xuất phát đâu đó từ xương sống hay các dây thần kinh ngay tại chân. Để phân biệt giữa hai khả năng này, bác sĩ cho xét nghiệm một khía cạnh của hệ thống thần kinh: khả năng xúc giác.

Áp dụng một que nhỏ trên hai chân, bác sĩ dần dần thử nghiệm cảm giác của bệnh nhân ở ngón chân và đùi. Bệnh nhân cho biết trong mỗi bước xét nghiệm, ông có thể cảm nhận được một “véo” nhẹ ở hai chân từ que xét nghiệm — nhưng rất nhẹ. Bác sĩ thần kinh bắt đầu chuyển hướng xét nghiệm lên phần bụng. Khi que xét nghiệm vừa qua khỏi rúng, bệnh nhân đột nhiên cảm nhận được cái véo rất hiển nhiên. Một trong những “thế mạnh” và cũng là “cái đẹp” của giới thần kinh học là các bác sĩ có thể chỉ ra chính xác nơi mà vấn đề phát sinh trong hệ thống thần kinh phức tạp. Truy tìm được địa điểm của vấn đề, bác sĩ có thể suy đoán rằng thương tổn mà bệnh nhân đang có liên quan đến dây thần kinh xương sống.

Xét nghiệm MRI xác định suy đoán của bác sĩ thần kinh: gần phần đáy của buồng xương sườn, trong cột sống, có một vùng tối đen nơi mà đáng lẽ phải là vùng sáng. Dấu hiệu này cho thấy dung dịch tồn đọng trong phần xương cột sống, và dung dịch này gây sức ép cho dây thần kinh cột sống và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu đuối của cơ và mất cảm giác.

Nguyên nhân thông thường nhất của tình trạng ứ đọng dung dịch này là nhiễm trùng, một dạng áp-xe. Nếu không điều trị, áp-xe sẽ phát triển nhanh và dẫn đến liệt, thậm chí tử vong. Bệnh nhân được tiêm một liều trụ sinh mạnh, và bác sĩ Villanueva được tham vấn một lần nữa.

Sau khi nghe qua câu chuyện của bệnh nhân, bác sĩ Villanueva khám tổng quát một lần nữa. Ông vẫn bị sốt, và đầu gối ông vẫn còn bị sưng và đau đớn. Bác sĩ Villanueva còn để ý thấy một triệu chứng khác chưa được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án trước đây: Khuỷu tay trái không những biến thành màu đỏ và sưng; khớp xương cũng bị biến dạng với nhiều cục u nhỏ, cứng, hình dạng bất thường. Đó chính là những hạt tophi, tức là phần tồn đọng của gout.

Gout có thời được ví von là “vương bệnh”, chỉ có người quí tộc ăn thức ăn ngon uống rượu đắt tiền mới mắc bệnh này. Gout là hậu quả của tình trạng tích lũy các chất thải trong cơ thể đã hoán chuyển thành những thủy tinh thể trong các khớp xương và là nguyên nhân gây nên đau đớn, sưng phù, và viêm. Mặc dù bệnh gout khá phổ biến, tình trạng tồn đông của các thủy tinh thể rất hiển nhiên, rất ít trường hợp thủy tinh thể tồn đọng ở khuỷu tay.

Bệnh nhân này mắc bệnh gout khá nặng. Đó có thể là nguyên nhân của tình trạng đau khớp xương, nhưng còn tình trạng yếu ớt ở chân thì sao? Mới nghe qua có vẻ hơi cường điệu. Chưa ai nói gout có thể xâm nhập vào phần trong của xương sống, nơi mà dung dịch này được phát hiện.

Liệu pháp

Hội đồng chẩn đoán nghĩ rằng tình trạng đau và yếu là do nhiễm trùng. Áp-xe thường xảy ra khi nhiễm trùng nơi khác trong cơ thể — trong trường hợp này là khớp xương — rồi lây chuyển sang xương sống qua đường máu. Nhưng cấy máu (blood cultures) lấy vào ngày bệnh nhân nhập viện không cho thấy dấu hiệu vi khuẩn nào cả. Thêm vào đó là bệnh nhân này có vẻ bệnh chưa đủ nặng để nhiễm trùng có thể lan tràn.

Gout có thể “bắt chước” nhiễm trùng. Sốt, khớp xương đỏ và nóng, và sự gia tăng tế bào máu trắng (white-blood-cell) là những đặc điểm của tình trạng bị gout tấn công. Nhưng cái nào là thủ phạm — nhiễm trùng hay gout? Hay cả hai?

Bác sĩ Villanueva cần phải tìm hiểu xem có dấu hiệu vi khuẩn nào trong dung dịch ở đầu gối của bệnh nhân hay không. Nếu có, vi khuẩn có thể lan tràn sang xương sống. Kết quả xét nghiệm từ phòng thí nghiệm cho biết không có vi khuẩn, chỉ có dấu hiệu các thủy tinh thể nhỏ bằng đầu mũi kim. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống gout.

Dung dịch phát hiện ở xương sống có phải do gout hay không? Khả năng đó xảy ra không? Bác sĩ Villanueva sử dụng máy vi tính, truy nhập internet và tìm trong y văn để trả lời câu hỏi đó. Cuối cùng thì bác sĩ cũng tìm được 2 trường hợp mà gout xâm nhập cột sống. Đó là những trường hợp hiếm, nhưng có thể xảy ra. Trước khi ngưng tiêm trụ sinh, bác sĩ Villanueva cần phải chứng minh rằng bệnh nhân là trường hợp thứ 3 (khi gout xâm nhập cột sống).

Ở vào thời trước, rất ít bác sĩ sử dụng hai thuật điều trị cho bệnh nhân. Ở đây, bệnh nhân đáp ứng tốt với cả hai điều trị: ông không còn bị sốt; tình trạng yếu ớt cũng không còn nữa. Ông có thể đi lại, nhưng vẫn cần đến gậy. Tuy nhiên, bác sĩ Villanueva không muốn cho bệnh nhân phải dùng trụ sinh suốt 6 tuần nếu không cần thiết. Dùng các thuốc này thái quá có thể sản sinh ra các siếu vi khuẩn kháng thuốc. Không, bệnh nhân cần phải có một chẩn đoán chính xác và chắc chắn; bác sĩ muốn biết dung dịch gì nằm trong xương sống của bệnh nhân.

Ngày hôm sau, một bác sĩ quang tuyến cẩn thận sử dụng kim để rút lấy vài cc dung dịch từ xương sống bệnh nhân. Dưới kính hiển vi, chẩn đoán được xác định: thủy tinh thể chứ không phải vi khuẩn. Bệnh nhân quả là trường hợp thứ 3: gout xâm nhập xương sống.

Tôi ghé thăm bệnh nhân gần đây. Hóa ra, ông không hề nói cho bác sĩ biết về tình trạng bị đau trước đây của ông, và ông cũng chưa bao giờ sử dụng bất cứ thuốc gì để điều trị. Vì không được điều trị, cho nên cứ mỗi lần gout tấn công, thủy tinh thể tích lũy, và với nhiều lần tấn công, tình trạng càng ngày càng tồi tệ hơn. Bệnh gout của ông thuộc vào một thời kì khác, và cũng như giới quí tộc, ông gần như bị tàn tật vì nó. Bây giờ thì ông đã xuất viện và về nhà, có thể đi lại chậm chạp, nhưng tình trạng tốt hơn mỗi ngày. Ông có thể làm bếp trong một ngày gần đây. Rất gần.

BSCKII Nguyễn Quang Hiền - Giám đốc BV Phục hồi chức năng tỉnh TT Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 23/12/2024
Thứ ba ngày 24/12/2024
Thứ tư ngày 25/12/2024
Thứ năm ngày 26/12/2024
Thứ sáu ngày 27/12/2024
Thứ bảy ngày 28/12/2024
Chủ nhật ngày 29/12/2024
Chưa cập nhật lịch công tác