THÔNG TIN THUỐC VỀ PANALGANEFFER CODEIN
1.Thành phần hoạt chất: Paracetamol : 500mg
Codeine phosphat hemihydrat : 30mg
2. Dược lực học:
* Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không gây nghiện, không chứa salicylate. Thuốc làm tăng ngưỡng chịu đau ở các chứng nhức đầu, đau cơ, đau khớp và các triệu chứng khó chịu khi bị cảm cúm. Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
* Codeine là alkaloid thu được từ thuốc phiện hoặc từ sự methyl hóa Morphin, có tác dụng giảm đau trung ương. Sự phối hợp giữa Paracetamol và Codein cho tác dụng giảm đau mạnh hơn rất nhiều so với từng hoạt chất riêng biệt, thời gian tác dụng cũng dài hơn.
3. Dược động học:
3.1. Paracetamol:
- Hấp thu: Paracetamol hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30- 60 phút sau khi uống với liều điều trị.
- Phân bố: Paracetamol phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể, qua được nhau thai và sữa mẹ. Khoảng 25% Paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.
-Chuyển hóa: Ỏ gan, Paracetamol với liều điều trị ít tác động lên hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid- base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như dùng salicylat vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygennase/ prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
Khi dùng quá liều paracetamol một chất chuyển hóa của N- acetyl- benzoquinonimin gây độc nặng cho gan. Liều bình thường dung nạp tốt, quá liều cấp tính ( trên 10gam) làm tổn thương gan gây chết người.
-Thải trừ: Có nửa đời thải trừ 1,25- 3 giờ, có thể kéo dài ở liều gây độc hoặc ở người có bệnh thương tổn gan.
- Được đào thải chủ yếu theo đường nước tiểu trong vòng 24 giờ dưới dạng sản phẩm chuyển hóa (chỉ một lượng nhỏ ở dạng không đổi).
3.2. Codeine:
- Codeine hấp thu tốt theo đường uống.
- Sau khi uống, nửa đời thải trừ là 2- 4 giờ.
- Codeine được chuyển hóa ở gan và thải trừ ở thận dưới dạng tự do hoặc kết hợp với với acid glucoronic.
- Codeine hoặc sản phẩm chuyển hóa bài tiết qua phân rất ít. Codeine qua được nhau thai và một lượng nhỏ qua được hàng rào máu não.
Dùng codeine trong thời gian dài với liều từ 240- 540 mg/ ngày có thể gây nghiện thuốc. Các biểu hiện thường gặp khi thiếu thuốc là bồn chồn, run, co giật cơ, toát mồ hôi, chảy nước mũi. Có thể gây lệ thuộc thuốc về tâm lý, về thân thể và gây quen thuốc.
4. Chỉ định:
Giảm đau trong các trường hợp đau vừa và đau nặng: đau đầu, đau tai, đau răng, đau dây thần kinh, đau cơ xương, đau khớp, đau do chấn thương, đau sau phẫu thuật, ...
5. Chống chỉ định:
- Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
- Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, suy thận, suy gan nặng, suy hô hấp, hen phế quản.
- Người bệnh thiếu hụt Glucose - 6- phosphate dehydrogenase
- Trẻ dưới 01 tuổi, phụ nữ có thai.
6. Tác dụng không mong muốn (ADR):
- Co giật, run rẩy, co cứng bụng , buồn nôn, toát mồ hôi.
- Một vài trường hợp gây sốc phản vệ được ghi nhận.
7. Cách dùng:
- Hòa tan hoàn toàn viên thuốc vào nước (khoảng 200ml) trước khi dùng.
- Người lớn và trẻ em > 15 tuổi:1-2 viên /lần, ngày 3 lần. Không quá 6 viên/ ngày.
- Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 4 giờ.
- Không sử dụng quá 10 ngày nếu không có ý kiến của thầy thuốc, vì đau nhiều và kéo dài có thể là dấu hiệu của một trình trạng bệnh lý cần thầy thuốc chẩn đoán và điều trị có giám sát.
8. Tác dụng phụ:
- Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, táo báo, dị ứng da, ức chế hô hấp.
9. Thận trọng:
- Phụ nữ cho con bú. Khí phế thũng. Suy giảm chức năng gan thận. Có tiền sử nghiện thuốc. Phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn niệu đạo.
- Không dùng để giảm ho trong các bệnh phổi, phế quản có mủ.
- Không uống rượu khi dùng thuốc.
- Trường hợp ăn kiêng muối cần lưu ý thuốc có chứa Na 416mg/viên.
- Sử dụng kéo dài có thể gây lệ thuộc thuốc.
10. Tương tác thuốc:
- Isoniazid, rượu, các thuốc chống co giật ( Phenytonin, Barbiturate, Carbamazepine) có thể làm tăng nguy cơ độc gan bởi paracetamol.
- Dùng chung Phenothiazine với Paracatamol có thể dẫn đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
- Metoclopramide có thể làm gia tăng sự hấp thu của Paracetamol.
- Probenecid làm giảm thải trừ Paracatamol do ức chế sự liên kết với acid glucuronic.
- Không dùng đồng thời với Quinidine, Cycloporine, Buprenorphine, Nalbuphine, Pentazocine.
11. Quá liều:
- Triệu chứng: suy hô hấp, lơ mơ dẫn đến trạng thái đờ đẫn hoặc hôn mê, mềm cơ, đôi khio mạch chậm và hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, đau bụng, hoại tử gan. Trường hợp nặng gây ngừng thở, trụy tim mạch, ngừng tim và có thể gây tử vong.
- Xử lý:
+ Hồi phục hô hấp bằng cách cung cấp dưỡng khí và hô hấp hỗ trợ có kiểm soát.
+ Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
+ Sử dụng thuốc giải độc N- acetylcysteine, Methionine, Naloxon.
+ Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối để làm giảm hấp thụ Paracetamol.
( Nguồn thông tin: Dược thư Quốc Gia Việt Nam)