1.Thành phần hoạt chất: Mephenesin 250mg.
2. Loại thuốc: Thuốc giãn cơ và giảm đau.
3. Dược lý và cơ chế tác dụng:
Thuốc giãn cơ có tác dụng trung ương.
Gây thư giãn cơ và trấn tỉnh nhẹ theo cơ chế phong bế thần kinh cơ có tác dụng toàn thân và cũng có tác dụng tại nơi thuốc tiếp xúc.
Dược động học: - Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và phân bố ở hầu hết các mô trong cơ thể, đạt nồng độ cao trong máu chưa đến 1 giờ.
- Được chuyển hóa chủ yếu ở gan.
- Có nửa đời thải trừ khoảng 45 phút.
- Được bài tiết ra nước tiểu chủ yếu ở dạng đã chuyển hóa và một phần ở dạng thuốc chưa biến đổi.
4. Chỉ định:
Mephenesin được sử dụng điều trị hỗ trợ các cơn đau co cứng cơ trong các bệnh thoái hóa đốt sống và các rối loạn tư thế cột sống, vẹo cổ, đau lưng, đau thắt lưng.
5. Chống chỉ định:
-Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
- Các bệnh nhân rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
- Trẻ dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
6. Tác dụng không mong muốn (ADR):
- Co giật, run rẩy, co cứng bụng , buồn nôn, toát mồ hôi.
- Một vài trường hợp gây sốc phản vệ được ghi nhận.
7. Hướng dẫn cách xử trí ADR:
- Giảm liều thuốc hoặc ngừng thuốc, điều trị triệu chứng và hỗ trợ tăng cường để phục hồi sức khỏe. Tuy rất hiếm xảy ra, phải luôn sẵn sàng cấp cứu sốc phản vệ.
8. Tương tác thuốc:
- Dùng cùng lúc với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Rượu cũng làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
9. Liều lượng và cách dùng:
Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: Uống 2- 4 viên, 3 lần mỗi ngày (tức 6-12 viên một ngày).
10. Quá liều và xử trí:
Triệu chứng: - Khi quá liều làm giảm trương lục cơ, hạ huyết áp, rối loạn thị giác, ngủ gà, mất phối hợp động tác, ảo giác, liệt hô hấp và hôn mê.
- Quá liều gây co giật ở trẻ em và có thể gây xúc động mạnh và lú lẫn ở người già.
Điều trị: Cần theo dõi cẩn thận về hô hấp, mạch và huyết áp.
- Nếu người bệnh còn tỉnh táo cần xử lý ngay bằng cách gây nôn, rửa dạ dày và điều trị các triệu chứng.
- Trường hợp người bệnh đã mất ý thức. làm hô hấp nhân tạo và chuyển người bệnh đến cơ sở chuyên khoa.
( Nguồn thông tin: Dược thư Quốc Gia Việt Nam 2012)