Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.731.338
Truy cập hiện tại: 3.965
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Bệnh loãng xương
Ngày cập nhật 19/09/2015

Bệnh loãng xương được ví như những tên ăn cắp vặt, mỗi ngày một chút, chúng lấy dần các khóang chất quý báu trong ngân hàng xương của mỗi chúng ta. Lúc đầu, thường không có biểu hiện gì, nhưng khi có các dấu hiệu rõ ràng, khối lượng xương thường đã mất tới trên 1/3 (35%). Hậu quả gãy xương do loãng xương thường khá nặng nề với sức khỏe người có tuổi vì xương đã bị loãng rất lâu liền, người bệnh phải nằm lâu ngày nên rất dễ bị bội nhiễm (Viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét mục...). Điều trị loãng xương thường khá tốn kém, đặc biệt khi đã có các biến chứng nặng nề như gãy xương, gãy lún cột sống... Hiệu quả nhất, kinh tế nhất là phòng bệnh, phòng bệnh từ khi còn nhỏ, từ khi còn trẻ, từ các thế hệ trước... để khối lượng khóang chất đỉnh của bộ xương đạt con số cao nhất lúc tuổi trưởng thành, đồng thời duy trì một nếp sống và sinh hoạt lành mạnh, giảm tối đa các yếu tố nguy cơ của bệnh.

HẬU QUẢ CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG?

Gãy xương khi bị những chấn thương nhẹ là hậu quả cuối cùng cuả bệnh loãng xương. Gãy xương do loãng xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Với người có tuổi, thường có nhiều bệnh lý cuả tuổi tác đi kèm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường... và đặc biệt với tình trạng loãng xương nặng saün có (thiếu chất khoáng và protein cuả xương) thì việc liền xương thường rất khó khăn, đa số người bệnh phải nằm tại chỗ nhiều ngày, thậm chí phải nằm điều trị dài ngày trong bệnh viện. Việc nằm tại chỗ dài ngày khi gãy xương không những làm tình trạng loãng xương càng nặng lên mà còn kéo theo nhiều nguy cơ rất bất lợi cho sức khỏe người có tuổi như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục ở các điểm tỳ đè... Đây cũng là một nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ cho người có tuổi (Theo thống kê ở các nước phát triển có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu vì các biến chứng do nằm lâu nêu trên)

KHI BỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG RỒI CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Bệnh loãng xương có thể được cải thiện nhờ một chế độ ăn uống sinh hoạt và thuốc men hợp lý. Các nghiên cứu theo dõi dài hạn cho thấy việc điều trị đã làm tăng được khối lượng khoáng chất của xương, giảm đau đớn, phòng ngừa được gãy xương, giảm các nguy cơ gãy xương...cải thiện chất lượng cuộc sống cho người có tuổi.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Cần duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng, hợp lý phù hợp với nhu cầu của cơ thể trong từng giai đoạn, từng lứa tuổi, từng thói quen sinh hoạt.

Theo các nghiên cứu gần đây của Trung tâm dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh, chế độ ăn cuả dân ta nói chung rất thiếu calci. Sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, phomat..) giầu calci chỉ chiếm một vị trí rất khiêm nhường trong khẩu phần ăn cuả đa số dân ta và con số ít oiû này cũng chỉ tập trung ở một số thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà nội .

Ở người có tuổi cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khóang chất (đặc biệt là calci) và protid trong khẩu phần ăn vì ở người có tuổi khả năng ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng và khóang chất đều bị hạn chế. Chính vì vậy sữa là một loại thức ăn lý tưởng để cung cấp cả calci và protid cho người có tuổi. Lượng sữa cần thiết mỗi ngày từ 500 đến 1.000 ml (có thể là sữa tươi, sữa chua hoặc sữa pha từ sữa bột).

Cần duy trì một chế độ sinh hoạt đa dạng, năng động: vận động thể lực đều đặn, vừa sức, tăng cường các hoạt động thể lực ở ngoài trời. Việc vận động thường xuyên vừa có ích cho toàn cơ thể (hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thống tiêu hóa...) vừa tác dụng tốt trực tiếp cho hệ thống xương cơ khớp, chống thóai hóa và chống loãng xương (do tăng cường hoạt động của tế bào sinh xương, tăng cường hấp thu calci và protid).

Đối với người lớn tuổi cần hết sức tránh bị té ngã vì khi xương đã bị loãng, gãy xương sẽ rất dễ xảy ra, khi gãy lại rất khó liền. Việc bất động để điều trị gãy xương không những làm cho loãng xương nặng thêm mà còn là nguy cơ của nhiều bệnh lý do nằm lâu khác

Chế độ thuốc men

Thuốc giảm đau chỉ dùng khi cần thiết, tùy mức độ có thể dùng các thuốc giảm đau đơn thuần (Paracetamol, Idarac...) hay dùng Calcitonine thuốc vừa có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương vừa có tác dụng giảm đau do hiện tượng loãng xương. Tránh dùng các thuốc kháng viêm giảm đau đặc biệt nhóm thuốc kháng viêm chứa Corticosteroides.

Cung cấp calci theo nhu cầu của cơ thể ở từng lứa tuổi, từng trạng thái cơ thể... để bổ sung cho những thiếu hụt mà khẩu phần ăn hàng ngày chưa đáp ứng đủ (Ở người có tuổi, nhu cầu về calci tăng mà khả năng hấp thu calci ở ruột lại bị giảm sút, ở phụ nữ có thai, cho con bú, sau mãn kinh... nhu cầu calci đều tăng...)

Cung cấp vitamin D hoặc chất chuyển hóa cuả vitamin D (Calcitriol - Rocaltrol) để tăng cường khả năng hấp thu và sử dụng calci của cơ thể.

Dùng các thuốc để ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương: Liệu pháp hormon thay thế (hormon sinh dục nữ cho phụ nữ sau mãn kinh), Calcitonine... theo chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.

Dùng các thuốc để kích thích hoạt động của các tế bào sinh xương:Các chất làm tăng đồng hóa (Durabolin, Deca-Durabolin), hormon sinh dục nam (cho nam giới nếu có thiếu hụt cần bổ xung), muối Fluoride... theo chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.

Để có kết quả, việc điều trị loãng xương cần toàn diện, liên tục và lâu dài. Thời gian điều trị bệnh loãng xương phải được tính bằng năm chứ không tính được bằng tháng (Để đánh giá kết quả điều trị, thường phải sau 2 năm) nên chi phí thường quá cao so với mức sống hiện nay của đa số nhân dân lao động. Chính vì vậy việc phòng ngừa bệnh có ý nghĩa rất lớn, cả về mặt hiệu quả và kinh tế.

 

CÓ CÁCH GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH LOÃNG XƯƠNG?

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là bảo đảm khối lượng khóang chất đỉnh cuả bộ xương cao nhất lúc trưởng thành bằng cách:

Bảo đảm một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho các bà mẹ khi mang thai (để em bé có bộ xương "vốn liếng" tốt nhất), khi cho con bú (để đủ calci cho sự phát triển của bộ xương ngay từ đầu).

Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và vận động cho trẻ em để đạt mức phát triển cơ thể tốt nhất.

Duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một nếp sống lành mạnh, năng động, kết hợp hài hòa giữa công việc hàng ngày, hoạt động thể lực, giải trí... ngay từ khi còn nhỏ, ngay từ khi còn trẻ, tránh các thói quen gây ảnh hưởng xấu tới chuyển hóa calci như: uống nhiều rượu, bia, cafe, hút thuốc, ăn kiêng quá mức, thụ động, ít vận động thể lực... Từ tuổi 40, hoạt động của các tế bào hủy xương bắt đầu trội hơn các tế bào sinh xương vì vậy chúng ta nên tính toán cụ thể và bổ xung đủ lượng calci cần thiết bằng chế độ ăn uống hàng ngày và tăng cườnghơn nữa các hoạt động thể lực ngoài trời.

Phát hiện vá điều trị các bệnh kèm theo. Điều chỉnh và kiễm soát chặt chẽ các thuốc điều trị.

Nếu cần sử dụng lâu dài các thuốc chống co giật (Phenyltoin, Barbiturate...), bổ xung thêm vitamin D vì các thuốc này ảnh hưởng đến chuyển hóa của vitamin D.

Nếu cần sử dụng lâu dài Corticosteroid, bổ xung thêm calci, vitamin D và chất kích thích tạo xương vì Corticosteroid vừa ức chế trực tiếp sự tạo xương, vừa giảm hấp thu vitamin D, vừa tăng thải calci qua nước tiểu.

Ở phụ nữ mãn kinh một mặt tăng cường bổ xung calci, vitamin D, khuyến khích hoạt động thể lực và tập luyện ngoài trời, khuyến khích tham gia công tác và giao tiếp xã hội, mặt khác động viên và hường dẫn chị em áp dụng Liệu pháp hormon thay thế nếu có chỉ định và có điều kiện (Điều kiện theo dõi, điều kiện kinh tế). Tốc độ mất xương sẽ cao nhất sau mãn kinh từ 5 đến 7 năm, vì vậy Liệu pháp hormon thay thế rất cần được áp dụng sớm để ngăn ngừa loãng xương sau mãn kinh. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất, mang lại hậu quả nặng nề nhất cho nhiều phụ nữ lớn tuổi.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT ĐIỀU TRỊ CÓ KẾT QUẢ?

Bệnh loãng xương cần được điều trị toàn diện, liên tục và lâu dài. Có thể đánh giá kết quả điều trị cần dự ?bị mất một đoạn? xương trước và sau một thời gian điều trị (thường là 1 - 2 năm).

DEXA (Quét và đo độ hấp thu Proton của xương) để theo dõi sự cải thiện của Tỷ lệ khóang chất (BMD) và Khối lượng xương (BMC) sau một thời gian điều trị (thường là 1 - 2 năm).

KẾT LUẬN

Loãng xương là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Khi đã bị bệnh, để giảm các biện chứng nặng như gãy cổ xương đùi, gãy xương cổ tay, gãy xẹp đốt sống... cần phải thực hiện nhiều biện pháp, nhiều loại thuốc liên tục và kéo dài. Chi phí điều trị loãng xương hàng năm rất lớn và ngày càng gia tăng, chất lượng cuộc sống của người có tuổi bị ảnh hưởng... là điều các quốc gia đều cần phải quan tâm.

"Phòng bệnh hơn Chữa bệnh". Bệnh loãng xương có thể được phoìng ngừa tốt bằng việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, vận động đầy đủ và hợp lý ngay từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời. Đây phải là ý thức tự giác của nhiều thế hệ cha mẹ khỏe mạnh, các con khỏe mạnh. Riêng ở phụ nữ sau khi mãn kinh, loãng xương sẽ được phòng ngừa tốt nhất bằng liệu pháp hormon thay thế (nếu có chỉ định và điều kiện) kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, vận động đầy đủ và hợp lý.

BSCKII Nguyễn Quang Hiền - Giám đốc BVPHCN TT Huế (Sưu tầm)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 23/12/2024
Thứ ba ngày 24/12/2024
Thứ tư ngày 25/12/2024
Thứ năm ngày 26/12/2024
Thứ sáu ngày 27/12/2024
Thứ bảy ngày 28/12/2024
Chủ nhật ngày 29/12/2024
Chưa cập nhật lịch công tác