Được biết, Trường Đại học Queensland, Úc đã phối hợp với văn phòng OGCDC để thực hiện Chương trình giao lưu văn hoá và kỹ năng cho sinh viên từ năm 2012. Hằng năm, nhóm sinh viên chuyên ngành vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu và âm ngữ trị liệu, dưới sự giám sát của các giảng viên của Trường Đại học Queensland đã đến hỗ trợ học sinh tại Trường chuyên biệt Tương Lai, Trung tâm can thiệp sớm tại Huế và Nam Đông, Mái ấm Hy vọng Nguyệt Biều. Năm 2018, chương trình đã có một đối tác mới đó là Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mặc dù chỉ có ba ngày phối hợp làm việc, tuy nhiên đoàn chuyên gia kỹ thuật PHCN của Trường Đại học Queensland, Úc với trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị cho TKT và làm việc bằng tâm huyết của mình, đã chuyển giao hầu hết các kỹ năng chăm sóc và PHCN toàn diện cho TKT đến với đội ngũ chuyên môn của Bệnh viện. Bao gồm các kỹ năng vận động thô như tập cho trẻ cách kiểm soát đầu thân, lăn lật, ngồi, bò, đứng, đi; Các kỹ năng vận động tinh như xếp hình, lắp ghép đồ chơi, xâu chuỗi hạt; Các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày (Activities of Daily Living - ADL) như ăn uống, mặc quần áo, đi vệ sinh; Các kỹ năng sử dụng công cụ trong sinh hoạt hàng ngày (Instrumental Activities of Daily Living - IADL) như lau bàn ghế, nghe điện thoại; Các kỹ năng giao tiếp xã hội như phát âm, nói, tiếp xúc người lạ, giao tiếp tăng cường và thay thế (Augmentative and Alternative Communication – AAC); Các phương thức hoạt động trị liệu, vui chơi trị liệu; Cách sử dụng dụng cụ trợ giúp như xe lăn, khung tập đứng, khung tập đi, máng nẹp... phù hợp với tình trạng của từng trẻ và đặc biệt là kỹ năng tập theo nhóm trẻ có độ tuổi và mức độ khuyết tật tương đương, nhằm động viên và khuyến khích trẻ phát triển tối đa khả năng của mình.
Kết thúc đợt tham quan học tập, các chuyên gia và học viên cùng với người nhà của trẻ khuyết tật đã thảo luận, phát biểu cảm tưởng của mình. Đoàn đánh giá rất cao về khả năng chuyên môn, tinh thần trách nhiệm trong công việc và đặc biệt là tình cảm gắn bó giữa đội ngũ cán bộ viên chức của Bệnh viện đối với TKT. Thay mặt đoàn, Bà Anne Hill, giảng viên về Âm ngữ trị liệu đã cảm ơn Bệnh viện đã tạo mọi điều kiện tối đa để đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế của mình. Bà đã vô cùng xúc động khi thấy thành quả mà đoàn đã giúp cho TKT dù nhỏ. Bà mong muốn Bệnh viện tiếp tục áp dụng những kiến thức mới này trong chăm sóc và PHCN toàn diện cho TKT, để tất cả TKT đến Bệnh viện đều được điều trị một cách có hiệu quả nhất. Trong tương lai, nếu có điều kiện sẽ phát triển chương trình tại cộng đồng, để cho TKT nói riêng và người khuyết tật nói chung có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ PHCN tiên tiến. Đồng thời Bà cũng mong muốn phát triển bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một Trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực điều trị trẻ bại não, tự kỷ, chậm phát triển tinh thần... và tạo nên một mô hình có thể từ đó nhân rộng ra nhiều địa phương khác tại Việt Nam.
Một số hình ảnh đợt trao đổi kinh nghiệm
Họp triển khai hoạt động
Giới thiệu tổng quan các hoạt động
Vật lý trị liệu
Hoạt động trị liệu
Ngôn ngữ trị liệu
Vui chơi trị liệu
Phát biểu cảm tưởng của đoàn chuyên gia
Tổng kết