Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.261.403
Truy cập hiện tại: 1.744
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Điều trị kháng sinh ở người cao tuổi
Ngày cập nhật 31/08/2015

Ở người cao tuổi các chức năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc đều suy giảm. Họ lại từng trải qua nhiều bệnh nhiễm khuẩn, dùng nhiều loại kháng sinh. Vì vậy, nếu dùng thuốc không đúng hoặc tự ý dùng kháng sinh, người cao tuổi sẽ gặp những tác hại không thể lường trước.

Các yếu tố làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh ở người cao tuổi.

- Lưu lượng tim giảm dẫn đến giảm lượng kháng sinh đến ổ nhiễm khuẩn.

- Cơ thể có sự tăng khối mỡ, giảm khối nạc, làm giảm sự phân phối thuốc vào khoang mô, sự phân bố thuốc không đồng đều. Bác sĩ dễ đánh giá nhầm hiệu lực thuốc nếu chỉ xem nồng độ của thuốc trong máu.

- Chức năng thận đã suy giảm nên kháng sinh dễ gây độc cho gan, thận; nếu cần dùng bắt buộc phải giảm liều. Chính vì vậy, khi dùng kháng sinh để chữa bệnh thận, do dùng liều thấp và sự giảm thải kháng sinh qua thận, nồng độ thuốc ở đường tiết niệu sẽ không đủ tác dụng.

- Chức năng diệt khuẩn của bạch cầu đa nhân đã giảm sút, làm kháng sinh mất khả năng tác động. Vì vậy, tuy dùng kháng sinh theo đúng nguyên tắc nhưng thuốc vẫn không thể diệt hết vi khuẩn. Trong cơ thể luôn còn lại một lượng vi khuẩn nhất định, có thể tạo nên những ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng.

Nguyên tắc dùng kháng sinh ở người cao tuổi

- Nắm vững cơ chế tác dụng của kháng sinh lên vi khuẩn, phổ tác dụng của kháng sinh, quá trình hấp thu, chuyển hóa, phân phối, thải trừ và nhất là các tai biến của kháng sinh.

- Nắm tiền sử dị ứng thuốc của từng bệnh nhân. Ở người cao tuổi, các triệu chứng lâm sàng, các dấu hiệu chỉ điểm về bệnh lý nhiễm khuẩn thường mờ nhạt không điển hình.

- Trong quá trình điều trị kháng sinh, nếu thấy không có hiệu quả, phải xem lại chẩn đoán vì thường có nhiều bệnh đồng thời xuất hiện trên cơ thể người cao tuổi.

- Nên chọn dùng một loại kháng sinh. Nếu cần phối hợp thuốc, phải cân nhắc tính đối kháng hay tính hợp đồng của thuốc.

Để phát huy tối đa hiệu lực của thuốc và tránh những tai biến do thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng. Ví dụ:

- Augmentin, ceclor... cần uống vào đầu bữa ăn.

- Doxycilin uống vào giữa bữa ăn với một nửa cốc nước to, uống ở tư thế ngồi hay đứng để tránh kích ứng niêm mạc dạ dày, loét niêm mạc thực quản.

- Hầu hết các thuốc chống nấm nên uống trong bữa ăn để giảm bớt nguy cơ kích ứng ở đường tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu thuốc.

- Thức ăn làm tăng tác dụng của cefuroxim (Cepazin, Zinnat), vì vậy loại kháng sinh này nên uống sau ăn 15-30 phút.

- Penicillin, ampicillin dễ bị dịch dạ dày phá hủy, nên uống xa bữa ăn.

- Đa số các thuốc nhóm macrolid (erythromycin, rovamycin, roxithromycin, pyotacin) uống xa bữa ăn sẽ hấp thu tốt hơn.

- Nhóm thuốc cyclin (tetracyclin, hexacyclin) phải dùng sau khi uống sữa (hoặc canh cua, rau muống) 3 giờ vì chất canxi trong thức ăn sẽ kết hợp với thuốc, làm giảm hấp thu thuốc.

- Unasyn, amoxycillin (Clamoxyl), spiramycin (Zithromax), nhóm quinolon (noroxin, oflocet, peflacin, ciplox) không bị ảnh hưởng của ăn uống, nên có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.

BSCKII Nguyễn Quang Hiền - Giám đốc BV Phục hồi chức năng tỉnh TT Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 28/10/2024
Thứ ba ngày 29/10/2024
Thứ tư ngày 30/10/2024
Thứ năm ngày 31/10/2024
Thứ sáu ngày 01/11/2024
Thứ bảy ngày 02/11/2024
Chủ nhật ngày 03/11/2024
Chưa cập nhật lịch công tác