Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.260.599
Truy cập hiện tại: 1.486
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu đòi hỏi nhiệm vụ cách mạng giai đoạn mới
Ngày cập nhật 14/10/2015
Ảnh minh họa. Nguồn:tapchicongsan.org.vn

Sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong gần 30 năm qua đã mang lại nhiều thành quả có ý nghĩa quan trọng đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Phát huy thành tựu to lớn đó nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá yếu tố có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn và đạo đức công vụ.

 

 Ảnh minh họa. Nguồn:tapchicongsan.org.vn


Trong Dự thảo văn kiện trình Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa-xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên… Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao”[1]. Những thành quả quan trọng đó đã tạo thế và lực mới để cho chúng ta tiếp tục phát triển đất nước ở giai đoạn cách mạng mới - giai đoạn đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới bên cạnh những thành tựu quan trọng mà chúng ta đã đạt được, có những mặt, những lĩnh vực còn hạn chế, yếu kém, chưa được đổi mới, cải cách chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế. Điển hình là lĩnh vực chính trị. Việc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị còn chậm, chưa tương xứng với trình độ phát triển của kinh tế, xã hội. Thể chế hành chính còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, quan liêu đã bộc lộ rõ “sức cản” của nó đối với tiến trình phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của cải cách hành chính, trong thời gian qua Đảng ta đã lãnh đạo việc đổi mới thủ tục hành chính. Cải cách các yếu tố, bộ phận, nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình này. Trong quá trình cải cách hành chính, yếu tố mang tính quyết định là đội ngũ cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức này đóng vai trò quan trọng trong nền hành chính nhà nước. Họ là những người thay mặt cho chính quyền để giải quyết các công việc của nhân dân. Tuy nhiên, những kết quả chúng ta đạt được chưa được là bao so với đòi hỏi của một nền hành chính mạnh, hiệu lực, hiệu quả. Tình trạng vi phạm đạo đức công vụ vẫn xảy ra, tệ nạn tham nhũng lãng phí không giảm, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân chưa được chuyển biến mạnh… Những biểu hiện tiêu cực này đã một phần làm suy giảm lòng tin của Nhân dân đối với chế độ; Làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả việc đầu tư; Là cơ hội để cho các thế lực kinh tế chi phối các thế lực chính trị; Làm sai lệch việc hoạch định các chính sách, thực hiện chính sách của Chính phủ.

Trong giai đoạn hiện nay chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng nền hành chính hiện đại nhằm đáp ứng sự đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó vừa tạo lập điều kiện, vừa đặt ra yêu cầu cho việc xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp của Việt Nam - nhân tố quyết định của nền hành chính hiện đại.

Do đó, trong thời gian tới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, một trong những nội dung tập trung vào là làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức: “Đảng tập trung lãnh đạo về đường lối, chủ trương, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách cụ thể. Đẩy mạnh dân chủ hóa công tác cán bộ, qui định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới”[2].

Bởi vậy, Đảng phải lãnh đạo quyết liệt việc xây dựng được đội ngũ công chức theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh thông và có phẩm chất đạo đức. Đội ngũ này chính là nhân tố quyết định của nền hành chính hiện đại. Phải xem đây là nhiệm vụ chiến lược cần phải tập trung mạnh mẽ bởi lẽ trong bối cảnh đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bối cảnh đó vừa tạo lập điều kiện, vừa đặt ra yêu cầu cho việc xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp của Việt Nam - nhân tố quyết định của nền hành chính hiện đại. Từ sự phân tích trên có thể thấy đã đến lúc cần xác định đúng vị thế có tầm nhìn chiến lược của nhiệm vụ xây dựng và từng bước hoàn thiện đội ngũ công chức chuyên nghiệp của nước ta.

Trong bối cảnh thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của trình độ khoa học­ công nghệ và đất nước đang hội nhập sâu rộng với thế giới trên nhiều lĩnh vực, đội ngũ cán bộ công chức cần đảm bảo những yêu cầu sau:

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ công chức phải có năng lực cao, có trình độ chuyên môn giỏi mới có thể hoàn thành công việc được giao. Trình độ của cán bộ được đánh giá là tốt khi đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đó. Cụ thể trong thời kỳ hiện nay khi khoa học ­công nghệ phát triển, cán bộ phải có trình độ tiếp cận và sử dụng công nghệ hiện đại, làm chủ khoa học ­công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Qua đó có được kỹ năng tiếp cận và sử dụng những công nghệ mới phục vụ cho quá trình công tác.

Thứ hai, cán bộ công chức phải được trang bị văn hóa chính trị, văn hóa công sở cao, làm việc khoa học, hiệu quả, vì dân. Người cán bộ, công chức phải có nhận thức: hành động của mình là phục vụ nhân dân. Công cuộc cải cách hành chính đã được đẩy mạnh từ nhiều năm nay cũng là nhằm vào mục tiêu này. Lối làm việc tùy tiện, nặng về hành chính, quan liêu, thói cửa quyền, hách dịch của một bộ phận cán bộ tồn tại khá lâu đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Chính quyền, làm giảm hiệu quả công việc trong các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp, có tính kế hoạch, kỷ luật cao, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm là cần thiết.

Thứ ba, người cán bộ phải có bản lĩnh và bản lĩnh chính trị vững vàng. Trong tình hình cách mạng phức tạp hiện nay, đây được xem là một trong những yêu cầu hàng đầu. Bản lĩnh mà trước hết là bản lĩnh chính trị của người cán bộ chính là yếu tố quan trọng, có bản lĩnh người cán bộ sẽ không bị tác động, ảnh hưởng của những yếu tố tiêu cực. Đó là những cám dỗ từ mặt trái cơ chế thị trường, từ chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Do vậy, để có đội ngũ cán bộ công chức nhà nước theo đúng mục tiêu đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới, theo tôi trong thời gian tới Đảng cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện mấy giải pháp sau chủ yếu sau:

Thứ nhất, tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình mới. Phải lấy đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm trọng tâm. Trong đào tạo, bồi dưỡng không chỉ chú ý đến bồi dưỡng về chính trị mà phải đặc biệt chú ý đến chất lượng chuyên môn, phải có kế hoạch xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực, đồng thời có ý thức chính trị cao, có phẩm chất đạo đức tốt; cần rà soát thực tế đội ngũ cán bộ công chức một cách cụ thể về năng lực, trình độ, phẩm chất, từ đó có sự phân loại để thanh lọc đội ngũ. Đảng chỉ đạo việc nhanh chóng xây dựng đầy đủ, hệ thống các chuẩn của từng loại chức danh cán bộ, công chức trên cơ sở Luật cán bộ, công chức mới ban hành và các quy chế, quy định khác. Đảng lãnh đạo việc xây dựng và có kế hoạch trong việc tuyển chọn cần sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chuẩn đối với từng loại chức danh công chức nhà nước. Các chuẩn này được xây dựng phải rõ ràng, công khai, minh bạch, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực thi. Cụ thể hoá được nội hàm của công chức chuyên nghiệp nêu trên.Quy định chuẩn đối với công chức Nhà nước thuộc cả 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã. Tiến hành công việc này đồng bộ, triệt để, quyết liệt, làm từ trên xuống, từ trong ra; làm đồng bộ từ tiêu chuẩn cán bộ, đảng viên của Đảng ra ngoài; làm từ công chức cao cấp tới cơ sở. Đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn xã hội mà đòi hỏi trước tiên ở đội ngũ cán bộ công chức nhà nước. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng đã tạo nên một không khí học tập khá sôi nổi trong các cấp, các ngành, trong mỗi cán bộ lãnh đạo, đảng viên. Làm tốt công tác luân chuyển, tạo điều kiện cho cán bộ trưởng thành trong thực tiễn. Những môi trường, điều kiện làm việc khác nhau ở cơ sở sẽ giúp cho cán bộ phát huy được năng lực sáng tạo, đồng thời, tránh được tình trạng xa rời thực tiễn, nhất là với những cán bộ sau đó công tác ở các cơ quan tham mưu, hoạch định chính sách.

Thứ hai, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng sự đòi hỏi của yêu cầu cách mạng mới. Trong việc đào tạo, bồi dưỡng có nhiều nội dung, phù hợp với sự đòi hỏi của đặc thù lĩnh vực, tuy nhiên “Bộ ba” thẩm quyền - quy trình - thủ tục nhằm cụ thể hoá quyền, nghĩa vụ của công chức là vô cùng quan trọng. Với bất kỳ nghiệp vụ nào của bất kỳ chức danh công chức nào cũng cần coi trọng và được đào tạo kỹ bộ ba này. Thực tiễn cho thấy, cán bộ công chức sai lầm về thẩm quyền trong bộ máy nhà nước là loại nguy hại nhất, sau đó đến việc dù có phẩm chất tốt, động cơ phục vụ nhân dân trong sáng nhưng không nắm vững quy trình và thủ tục sẽ tạo ra mất lòng tin từ dân, hiệu quả làm việc thấp. Bên cạnh đó, việc đào tạo, bồi dưỡng các loại kỹ năng nghề nghiệp là vô cùng quan trọng. Những kỹ năng được chú trọng hiện nay gồm: Kỹ năng sử dụng các công nghệ hiện đại (sử dụng thành thạo kỹ thuật thông tin phục vụ cho chính phủ điện tử và quản lý tốt đối với các “doanh nghiệp điện tử”); Kỹ năng làm việc với con người (kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng quan hệ trong hệ thống hành chính nhà nước và kỹ năng giao tiếp với nhân dân, với doanh nghiệp); Kỹ năng liên ngành (biết vận dụng lý luận về tổ chức và sự vận động của bộ máy tổ chức hành chính nhà nước, hiểu được tâm lý cá nhân, tâm lý tập thể, tâm lý người lãnh đạo và người quản lý). Trong bối cảnh hội nhập hiện nay cần trang bị cho công chức của ta (không riêng gì lĩnh vực ngoại giao) những hiểu biết và kỹ năng tối thiểu về lễ tân, đối ngoại nhân dân... trong giao tiếp quốc tế, quản lý các doanh nghiệp FDI...

Thứ ba, tạo động lực mạnh mẽ để thu hút đội ngũ công chức có chất lượng cao, đạo đức công vụ trong sáng. Đảng cần phải lãnh đạo việc sớm thực thi “Tam trọng” đối với đội ngũ công chức chuyên nghiệp, gồm: Trọng thị: có cách nhìn mới đối với công chức của ta, đặt họ đúng vị thế cần có; Trọng đãi: khi họ đạt chuẩn, họ được hưởng đúng giá trị tinh thần và đãi ngộ vật chất; Trọng dụng: họ được đặt đúng chỗ để có thể cống hiến tối đa.Nếu thực hiện được điều này sẽ tạo sức hút hiền tài từ các doanh nghiệp, từ xã hội vào bộ máy nhà nước. Do đó, Đảng phải chỉ đạo việc xây dựng được chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Đây là một trong những giải pháp quan trọng. Đãi ngộ tốt thì không chỉ hấp dẫn được những cán bộ có trình độ, chuyên môn giỏi mà còn gìn giữ được phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ cách mạng, ngăn ngừa được tình trạng tham ô, tham nhũng, cửa quyền, gây khó dễ cho người dân trong thực thi công vụ của mỗi cán bộ. Đãi ngộ theo hiệu quả công việc sẽ khuyến khích sự sáng tạo, đề cao trách nhiệm cá nhân.

Nền hành chính hiện đại không thể không có những cán bộ chuyên nghiệp, tinh thông, mẫn cán với đạo đức công vụ trên tinh thần tận tâm phục vụ nhân dân. Để có được điều đó không phải một sớm, một chiều làm được ngay mà đòi hỏi sự bắt tay vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, chúng ta cần phải tập trung sức mạnh và trí tuệ của toàn đảng, toàn dân trong việc đổi mới, cải cách đội ngũ cán bộ, công chức.


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2015): Dự thảo các văn kiện trình đại hội XII của Đảng, Tr.9.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2015): Dự thảo các văn kiện trình đại hội XII của Đảng, Tr.72.

                                                                                                                                                                                       PGS.TS Nguyễn Xuân Phong

Nguồn: http://dangcongsan.vn

 

Sưu tầm tin Nguyễn Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 28/10/2024
Thứ ba ngày 29/10/2024
Thứ tư ngày 30/10/2024
Thứ năm ngày 31/10/2024
Thứ sáu ngày 01/11/2024
Thứ bảy ngày 02/11/2024
Chủ nhật ngày 03/11/2024
Chưa cập nhật lịch công tác