Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.260.594
Truy cập hiện tại: 1.483
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Đái tháo đường – kẻ giết người thầm lặng
Ngày cập nhật 18/11/2015

   Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, mô hình bệnh tật của Việt Nam đang có sự thay đổi từ mô hình bệnh tật do nhiễm khuẩn sang mô hình bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch… trong đó có đái tháo đường. Đái tháo đường là vấn đề y tế nan giải, là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế xã hội do hậu quả nặng nề của bệnh khi phát hiện, điều trị muộn. Chi phí để điều trị bệnh đái tháo đường chiếm khoảng 3-6% ngân sách dành cho toàn bộ nền y tế. Trong khi đó, bệnh đái tháo đường có thể phòng ngừa, hạn chế được thông qua việc thay đổi lối sống bao gồm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, hạn chế tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, thức ăn giàu chất béo, bia rượu…

Biến chứng nguy hiểm, tử vong cao

   Theo Bệnh viện Nội tiết trung ương, hiện nay tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường là 5% dân số, tiền đái tháo đường là 27% và trong số này sẽ trở thành người bệnh  nếu các yếu tố nguy cơ không được khống chế hiệu quả. Điều nguy hiểm là 65% số người mắc bệnh lại không hề biết mình bị mắc bệnh và 56,3% bệnh nhân được chẩn đoán lại chưa được điều trị. Do đó, cứ 10 ca đái tháo đường thì có 6 ca được chẩn đoán là có biến chứng nguy hiểm, làm cho người bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong sớm cao gấp 2 lần so với người không mắc bệnh. Ở Việt Nam, có khoảng 150 người tử vong mỗi ngày do các nguyên nhân liên quan đến bệnh đái tháo đường. Trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta tăng 211% và nằm trong số những quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới.

Tập luyện, ăn uống hợp lý có thể phòng, chống bệnh đái tháo đường

Một bữa ăn mẫu cho bệnh nhân đái tháo đường

   Đối với các bệnh nhân đái tháo đường, ngoài các biện pháp điều trị bằng thuốc, bệnh nhân đái tháo đường phải có chế độ vận động và ăn uống hợp lý thì sẽ sống vui, sống khỏe với bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân đái tháo đường nên vận động khoảng 60 phút mỗi ngày với các môn thể thao như: bơi, khiêu vũ, đi bộ… Chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường nên kiểm soát chặt chẽ bằng cách chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI) dưới 55. Cụ thể là những món ăn như: sữa chua không đường, đậu các loại, lê, táo, bưởi. Những loại thực phẩm có GI trung bình (56-69) như: thơm, chuối, cam… thì nên ăn vừa phải nhưng không được ép mà phải ăn nguyên xác. Còn những thực phẩm có GI cao như: bánh mì, đường, mật ong, cơm nếp, khoai tây, khoai lang, dưa hấu… thì không nên ăn. Trong những trường hợp phải đi ra ngoài, không thể chuẩn bị được bữa ăn, bệnh nhân đái tháo đường nên chuẩn bị sẵn những thực phẩm để thay thế cho bữa ăn như: sữa, bánh… dành cho người bị bệnh đái tháo đường.

Xét nghiệm máu là cách duy nhất

   Do hơn một nửa số bệnh nhân mắc đái tháo đường nhưng không biết mình bị bệnh, vì vậy chủ đề ngày Đái tháo đường thế giới năm nay với thông điệp “Xét nghiệm máu là cách duy nhất phát hiện bệnh đái tháo đường".  

Phan Đăng Tâm - TTTTGDSK (Tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 28/10/2024
Thứ ba ngày 29/10/2024
Thứ tư ngày 30/10/2024
Thứ năm ngày 31/10/2024
Thứ sáu ngày 01/11/2024
Thứ bảy ngày 02/11/2024
Chủ nhật ngày 03/11/2024
Chưa cập nhật lịch công tác