Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.709.029
Truy cập hiện tại: 274
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Những kỹ năng đối phó với đối tượng "ngáo đá"
Ngày cập nhật 21/10/2016

   Hiện nay, ma túy đá, loại ma túy gây ảo giác được sử dụng khá phổ biến thường được gọi là ma túy đá, hàng đá… Đây là tên gọi chung cho các loại ma túy tổng hợp có chứa chất methamphetamine, amphethamine hoặc niketamid, trong đó thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất là methamphetamine.

   Để tránh và xử lý an toàn trong tình huống bị đối tượng “ngáo đá” khống chế, chúng ta phải làm gì, TS Đoàn Văn Báu, chuyên gia tội phạm học chia sẻ một số kinh nghiệm... Hiện nay, ma túy đá, loại ma túy gây ảo giác được sử dụng khá phổ biến thường được gọi là ma túy đá, hàng đá… Đây là tên gọi chung cho các loại ma túy tổng hợp có chứa chất methamphetamine, amphethamine hoặc niketamid, trong đó thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất là methamphetamine.

   Mặc dù không gây nghiện tức thời nhưng về lâu dài, người “đập đá” thường xuyên sẽ bị nghiện dai dẳng, khó bỏ và hậu quả tàn phá rất nặng nề. Đặc biệt, ma túy đá có thể tạo nên ảo giác cho người “đập đá” ngay trong lần sử dụng đầu tiên, từ đó dẫn đến hành vi nguy hiểm cho bản thân, gia đình, người thân và những người xung quanh.

   Rất nhiều vụ việc nguy hiểm do người “ngáo đá” gây ra như: trèo lên cột điện, nhảy múa trên nóc nhà, tự dìm mình đến chết, giết người, gây tai nạn giao thông, khống chế người khác…

    Mới đây nhất là vụ đối tượng Nguyễn Việt Phương bị “ngáo đá” dùng thanh tre khống chế cháu bé đang đi với bà ngoại ở siêu thị Fivimart (Thụy Phương, Tây Hồ, Hà Nội) ngày vào lức 18h20 ngày 4.10.

   Vậy, cần phải xử lý như thế nào khi gặp đối tượng “ngáo đá”? Trong tình huống bị đối tượng “ngáo đá” khống chế, chúng ta cần phải làm gì để được an toàn?

I. Xử lý an toàn khi gặp đối tượng “ngáo đá”

   Trước hết, mỗi chúng ta cần phải phòng ngừa không để bản thân, người thân rơi vào tình huống bị đối tượng “ngáo đá” khống chế. Đối tượng bị “ngáo đá” có thể là người thân trong gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp hoặc những người không quen biết, có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu.

   Do đó, để tránh bị đối tượng “ngáo đá” tấn công, khống chế, cần phải nhận biết được các dấu hiệu của người đang bị “ngáo đá”. Có thể nhận biết nhanh qua các dấu hiệu cơ bản như: đồng tử mắt nở rộng, mắt đảo qua đảo lại liên tục; đi vệ sinh, rửa tay liên tục; liên tục uống nước; mồ hôi có mùi khai; quầng thâm trên mắt rất rõ; da nhăn nheo, nhiều mụn trứng cá, lở loét trên cơ thể; men răng mỏng, miệng hôi, hơi thở có mùi nặng; hay bị chảy máu cam… đặc biệt, khi bị “ngáo đá” đối tượng có những hành vi bất thường, mất kiểm soát như: nói lảm nhảm; la hét; đập phá; leo trèo; hung hãn…

Nghi can Doãn Trung Dũng gây ra vụ thảm án ở Quảng Ninh cũng do "ngáo đá".

   Nếu đang ở nhà, phát hiện người thân trong gia đình bị “ngáo đá”, nếu đối tượng còn kiểm soát được hành vi cần phải trợ giúp cho đối tượng, trấn an, cho đối tượng uống nhiều nước để làm giảm tác dụng gây ảo giác của ma túy đá.

   Nếu nhận thấy đối tượng có biểu hiện bất thường, hành vi hung hãn cần phải sơ tán người già, trẻ em ra khỏi nhà, đến nơi an toàn, nhờ hàng xóm hoặc lực lượng chức năng khống chế để kịp thời ngăn chặn hành vi gây nguy hiểm của đối tượng bị “ngáo đá”.

   Khi đang di chuyển trên đường bằng phương tiện xe máy, phát hiện có người “ngáo đá” di chuyển đến gần, nếu nhận thấy có thể tránh được nên chạy xe tránh xa đối tượng, tránh hiếu kỳ dừng lại xem. Nếu nhận thấy khó tránh đối tượng hoặc khó có cơ hội tránh, cần phải tấp xe vào lề, rút chìa khóa, di chuyển ra xa đối tượng để an toàn.

   Trong trường hợp di chuyển bằng xe ôtô, nếu đối tượng tiến đến gần nhận thấy không thể tránh được, cần kiểm tra bấm khóa cửa xe. Nếu đối tượng đập phá xe, không nên vội vàng mở cửa xe ra xem hoặc xung đột với đối tượng, cần bình tĩnh ngồi trong xe quan sát đặc điểm nhân dạng đối tượng, đánh giá tính chất, mức độ nếu nhận thấy đủ khả năng khống chế đối tượng mới rời khỏi xe để khống chế đối tượng, hô hào người dân trợ giúp.

   Nếu nhận thấy đối tượng quá hung hãn nên cố thủ trong xe chờ trợ giúp hoặc có cơ hội thoát đi. Khi đang đi bộ, gặp đối tượng bị “ngáo đá” có thể tránh sang hướng khác, nếu có trẻ em cùng đi cần phải lo an toàn cho trẻ em trước, tránh thật xa đối tượng, tuyệt đối tránh hiếu kỳ đứng xem hành vi của đối tượng hoặc mạo hiểm đến gần đối tượng.

   Nếu đang ở nơi công cộng như nhà hàng, siêu thị… gặp đối tượng “ngáo đá” cần di chuyển đến nơi an toàn, tránh xa đối tượng, không hiếu kỳ đứng xem, không đứng xen vào đám đông hiếu kỳ.

II. Xử lý an toàn khi bị đối tượng “ngáo đá” khống chế

1.      Nếu bản thân bị khống chế:

   Trường hợp bất ngờ bị đối tượng khống chế, không kịp chạy thoát, chống trả, cần phải nương theo, làm theo yêu cầu của đối tượng, phải trấn tĩnh không được la hét, gào khóc sẽ càng làm cho đối tượng bị kích động dễ có hành vi nguy hiểm gây thương tích.

   Khi đối tượng có biểu hiện bình tĩnh hơn, cần phải nhẹ nhàng hỏi han xem đối tượng có nhu cầu gì, cần trợ giúp gì. Lúc này nên quan tâm đến đối tượng nhiều hơn, không nên cầu xin đối tượng tha cho mình, mà cần hỏi han về đối tượng, để đối tượng tâm sự, nói ra yêu cầu, làm cho đối tượng bình tĩnh trở lại, chờ cơ hội chạy thoát hoặc chờ lực lượng chức năng ứng cứu.

   Nếu nhận thấy có cơ hội có thể chắc chắn thoát ra được, không gây nguy hiểm với bản thân mới chống trả để thoát thân hoặc không chế đối tượng, ngược lại khi nhận thấy không an toàn tuyệt đối không nên có hành vi chống trả hoặc bỏ chạy.

2.      Nếu người thân bị khống chế:

   Nếu người thân bị đối tượng “ngáo đá” khống chế là trẻ em, trong trường hợp này thông thường nạn nhân là trẻ em sẽ khóc thét, vùng vẫy làm cho đối tượng càng trở nên mất bình tĩnh dễ dẫn đến hành vi manh động. Do đó, người thân đi cùng với trẻ em cần phải bình tĩnh, một mặt năn nỉ xin đối tượng đừng làm hại con em mình, sẵn sàng làm con tin thay cho con em.

   Mặt khác, cần phải trấn tĩnh cho trẻ em là nạn nhân, có thể nói với nạn nhân những câu để trấn an như: “không sao con ạ! chú chỉ đùa với con thôi!”, “có ba ở đây, ba sẽ luôn ở bên con”, “con ngoan nào, con đừng khóc, chú chỉ đùa với con thôi!”… để tạo niềm tin cho trẻ, làm cho trẻ bình tĩnh lại.

   Người thân phải thực sự bình tĩnh, thuyết phục, năn nỉ đối tượng “ngáo đá”, nếu nhận thấy đối tượng lơi lỏng, có thể giải thoát cho con em mình thì mới ra tay. Khi nhận thấy không an toàn tuyệt đối không có những hành vi manh động để tránh kích thích đối tượng.

   Lực lượng chức năng ở nơi công cộng như công an, bảo vệ… cần phải phong tỏa hiện trường tránh đám đông tụ tập, hiếu kỳ kích thích làm cho đối tượng càng manh động.

   Cần phải cử người thương thuyết với đối tượng, nên chọn người thương thuyết là nữ giới hoặc người lớn tuổi, có kinh nghiệm thương thuyết, nếu là cán bộ, chiến sĩ công an cần mặc thường phục để thương thuyết. Bên cạnh đó, cần phải kín đáo bố trí lực lượng ứng cứu, bắt giữ hung thủ trong thường hợp hung thủ manh động hoặc mất cảnh giác.

   Như vậy, để tránh và xử lý an toàn trong tình huống bị đối tượng “ngáo đá” khống chế, chúng ta cần phải nhận biết được các dấu hiệu cơ bản của người bị “ngáo đá” để tránh xa họ, bảo đảm an toàn cho bản thân và người thân.

   Khi bị đối tượng “ngáo đá” bất ngờ khống chế cần phải bình tĩnh, làm theo yêu cầu của đối tượng, xoa dịu đối tượng, tìm cơ hội chạy thoát hoặc khống chế đối tượng.

                                          Nguyễn Lê Tâm - TTPC HIV/AIDS sưu tầm

(Theo TS Đoàn Văn Báu - chuyên gia tâm lý tội phạm - CAND)

 

Nguyễn Lê Tâm (ST)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 23/12/2024
Thứ ba ngày 24/12/2024
Thứ tư ngày 25/12/2024
Thứ năm ngày 26/12/2024
Thứ sáu ngày 27/12/2024
Thứ bảy ngày 28/12/2024
Chủ nhật ngày 29/12/2024
Chưa cập nhật lịch công tác