Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.708.842
Truy cập hiện tại: 176
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Tích cực phòng, chống Sốt xuất huyết Dengue
Ngày cập nhật 24/07/2017

       Theo Tổ chức Y tế thế giới bệnh sốt xuất huyết lưu hành trên 100 quốc gia, mỗi năm có khoảng 100 triệu trường hợp mắc bệnh, phần lớn là trẻ em dưới 15 tuổi. Tại Việt Nam, bệnh đang bắt đầu tăng nhanh theo mùa mưa.

    Theo Tổng cục thống kê, trong tháng Sáu, cả nước có 8,8 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết có 1 trường hợp tử vong; Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có gần 36.400 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trong đó có 9 trường hợp tử vong;  Hiện nay, diễn biến của bệnh đang có chiều hướng gia tăng và xảy ra khắp cả nước. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc-xin phòng bệnh, trong khi đó tập quán trữ nước tại nhiều khu vực vẫn còn, do vậy nhiều khả năng sẽ xuất hiện các ổ dịch nhỏ và có thể lan rộng, kéo dài nếu không tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống.

      Việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống như diệt bọ gậy/lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các điểm nguy cơ cao, xử lý ổ dịch ngay khi phát hiện để giảm tối đa số mắc, tử vong là rất cần thiết. Sở Y tế đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống SXH đặc biệt những huyện, thị xã, thành phố có số mắc cao để phát hiện sớm các ổ dịch; hướng dẫn diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy tại các hộ gia đình thông qua mạng lưới cộng tác viên.

          Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết:

          -  Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

          - Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

          - Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

          - Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.

          - Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.

          - Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Ths. Nguyễn Văn Cương (tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 23/12/2024
Thứ ba ngày 24/12/2024
Thứ tư ngày 25/12/2024
Thứ năm ngày 26/12/2024
Thứ sáu ngày 27/12/2024
Thứ bảy ngày 28/12/2024
Chủ nhật ngày 29/12/2024
Chưa cập nhật lịch công tác