Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.678.869
Truy cập hiện tại: 1.129
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Rối loạn phổ tự kỷ
Ngày cập nhật 28/09/2022

Bước qua hai tuổi, bé Quỳnh N. không nói khi mẹ hỏi, không nhìn khi mẹ gọi, không chơi chung với bạn. Đây là một trong số rất nhiều trẻ đến khám với chúng tôi tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế. Đa phần các trường hợp này được chẩn đoán Rối loạn phổ tự kỷ.

 

Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2022, bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 105 trẻ đến đăng ký để đợi can thiệp do Rối loạn phổ tự kỷ.

(Ảnh: Trẻ được đánh giá tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế)

Rối loạn phổ tự kỷ là một nhóm các rối loạn phát triển thần kinh, biểu hiện bởi những khó khăn về tương tác xã hội, giao tiếp và những sở thích, hành vi lặp đi lặp lại.

Các biểu hiện thường gặp là chậm nói, thích chơi một mình với một số ít các trò chơi, khó tham gia chung vào các hoạt động của bạn bè cùng trang lứa…

Tỉ lệ mắc của rối loạn phổ tự kỷ là 1 trong 59 trẻ em (CDC, 2018).

Rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện ở mọi chủng tộc, mọi quốc gia, ở mọi hoàn cảnh kinh tế, xã hội khác nhau…

Nguyên nhân của rối loạn phổ tự kỷ hiện tại chưa rõ. Đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố như di truyền, sinh thần kinh và môi trường.

Những dấu hiệu gợi ý trẻ có liên quan với rối loạn phổ tự kỷ

  • Không đáp ứng với tên gọi lúc 12 tháng
  • Không chỉ ngón tay vào đồ vật trẻ quan tâm lúc 14 tháng
  • Không chơi “giả vờ” lúc 18 tháng
  • Né tránh ánh mắt của người khác và muốn ở một mình
  • Gặp vấn đề về hiểu cảm xúc của người khác hoặc nói với ai về cảm xúc của mình
  • Chậm phát triển ngôn ngữ
  • Sử dụng từ, cụm từ lặp lại
  • Trả lời hầu như không liên quan đến câu hỏi
  • Tỏ ra buồn chán ngay với thay đổi nhỏ
  • Mối quan tâm thu hẹp
  • Vỗ tay, rung lắc cơ thể, hoặc quay tròn
  • Phản ứng bất thường với những gì nghe thấy, ngửi thấy, nếm thấy, nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy

Ngay khi quan sát thấy các dấu hiệu gợi ý trên, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế có chuyên môn phù hợp để được khám, đánh giá và điều trị.

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ.

Không có một phương pháp nào là phù hợp cho tất cả trẻ có rồi loạn phổ tự kỷ mà là sự phối hợp giữa các phương pháp. Bao gồm: can thiệp hành vi, trị liệu ngôn ngữ, trị liệu điều hòa cảm giác…

Can thiệp sớm chính là cơ hội vàng để giúp trẻ sớm hoà nhập cộng đồng.

Can thiệp nên bắt đầu càng sớm càng tốt nhất là khi trẻ 2 - 4 tuổi.

Chương trình can thiệp mang tính cá biệt hóa, liên tục và lâu dài.

Gia đình phải tích cực tham gia tương tác với trẻ.

(Ảnh: Trẻ được can thiệp ngôn ngữ trị liệu tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế)

Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế

Bệnh viện chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm

Đội ngũ Y tế được đào tạo chuyên sâu

Cơ sở vật chất hiện đại

Áp dụng thanh toán BHYT lên tới 100%

Quy trình Khám chữa bệnh nhanh chóng

Hợp tác quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

Mai Thị Ngọc Ý - Khoa Nhi
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 16/12/2024
Thứ ba ngày 17/12/2024
Thứ tư ngày 18/12/2024
Thứ năm ngày 19/12/2024
Thứ sáu ngày 20/12/2024
Thứ bảy ngày 21/12/2024
Chủ nhật ngày 22/12/2024
Chưa cập nhật lịch công tác