Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.704.918
Truy cập hiện tại: 9.329
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam: Nghĩ về những người Thầy… không thuốc và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
Ngày cập nhật 20/02/2017

     Từ xa xưa, khi con người xuất hiện trên trái đất khởi nguồn sự sống cũng là lúc con người phải đấu tranh chống lại bệnh tật. Từ kinh nghiệm dân gian được đúc kết cùng dựa trên cơ sở triết học cổ đại từ các tác phẩm kinh dịch, các học thuyết của Khổng tử, Lão tử về âm dương, ngũ hành và những bậc thầy như Tuệ Tỉnh, Hải Thượng Lãn Ông v.v.. đã tạo nên một nền y học cổ truyền dân tộc để phòng và chữa bệnh bằng thuốc hoặc không dùng thuốc. Như vậy, là trong quá trình điều trị bệnh có những người thầy thuốc và nhừng người thầy chữa bệnh không dùng thuốc. Nhân ngày thầy thuốc năm nay, tôi viết về những người Thầy không dùng thuốc đã góp phần rất lớn trong việc phòng và điều trị bệnh.

     Người thầy không dùng thuốc đầu tiên là… Thầy giáo: Với số lượng đông đảo đối tượng từ mẫu giáo đến các trường đại học, đội ngũ các thầy giáo đã giúp ích rất nhiều trong công tác phòng và chữa bệnh bằng việc giáo dục cho các em những kiến thức cơ bản về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rèn luyện thân thể ... các bệnh tật đơn giản và cách phòng tránh. Hơn thế nữa, khi ngành y tế cần truyền thông giáo dục phòng tránh một dịch bệnh nào đó thì đội ngũ các thầy giáo và các em học sinh là đối tượng truyền thông mang lại hiệu quả, đạt tính xã hội hóa cao. Nhớ lại khi bệnh tay chân miệng xuất hiện, con gái tôi chỉ đang học lớp mẫu giáo nhỏ cũng đã biết được 2 thông điệp phòng tránh là rửa tay bằng xà phòng và dùng riêng dụng cụ cá nhân để chủ động phòng bệnh. Nhận thức được giáo dục sức khỏe là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nên Bộ Y tế đã đưa công tác này vào trong bộ tiêu chí đánh giá xã chuẩn quốc gia về y tế và Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) tỉnh cũng đã mở rất nhiều lớp tập huấn cho cán bộ y tế về kỹ năng và kiến thức TTGDSK để mỗi người thầy thuốc cũng là một người thầy giáo có khả năng truyền thông giáo dục phòng và tránh các dịch bệnh trong cộng đồng ...

     Người thầy không dùng thuốc thứ hai là Thầy Yoga: đây là học thuyết cổ của Ấn Độ, qua hàng nghìn năm, môn Yoga đã tồn tại uyển chuyển, đầy sức sống, lan rộng và phát triển trên toàn thế giới. Khác với các phương pháp rèn luyện sức khỏe hiện đại chỉ chú ý dựa vào thể chất, Yoga kết nối được giữa hai yếu tố thể chất và tinh thần thông qua hơi thở, các tư thế luyện tập cơ bản, sự tập trung cao độ xen lẫn với thư giãn... Người luyện tập Yoga sẽ có một cơ thể dẻo dai và trí tuệ minh mẫn, tránh được các bệnh tật về cơ, xương, khớp… Ngoài ra, với sự kết hợp giữa hơi thở và các tư thế Yoga giúp cho các nội tạng được “xoa bóp và vận động” tăng cường lưu lượng máu đến các cơ quan thiết yếu, giúp cho các cơ quan này tăng cường sinh lực để phòng ngừa hoặc phục hồi nhanh khi mắc bệnh. Ngày nay, chương trình luyện tập Yoga đã được chuyển tải trên sóng truyền hình để mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận và tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe.

     Người thầy không dùng thuốc thứ ba là Thầy châm cứu: Châm cứu dựa trên nền tảng của huyệt vị là nét độc đáo của Y học cổ truyền. Với hơn 360 huyệt vị nằm trên các đường kinh, khoảng 30 huyệt nằm ở ngoài đường kinh và A thị huyệt (điểm đau khi có bệnh ) người thầy châm cứu có thể giải quyết gần như tất cả các bệnh tật, từ các bệnh nhẹ như cảm cúm đến các trường hợp cấp cứu như ngất, sốt cao co giật và các bệnh tật của lục phủ ngũ tạng… Có thể ví một bộ kim trong tay người thầy châm cứu có giá trị gần như một nhà thuốc. Ngày nay, y học hiện đại đã ứng dụng từ huyệt để phát triển nhiều phương pháp mới như thủy châm, điện châm đặc biệt là cấy chỉ Catgut. Phương pháp này đã được cơ sở từ thiện chùa Diệu Đế (nay đã chuyển thành cơ sở Liên Hoa ở đường Lê quý Đôn, thành phố Huế) ứng dụng rộng rãi giúp cho bệnh nhân tiết kiệm được thời gian đi lại và có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh mãn tính.

     Ngoài những người thầy chữa bệnh không dùng thuốc kể trên, nhân dân ta từ xưa cũng đã có những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như xông hơi, xoa bóp, chích lể, tận dụng cây nhà lá vườn, hoa cỏ mùa xuân… và y học hiện đại thì khuyến khích những phương pháp như đi bộ, bơi lội, thể dục thể thao, nghe nhạc thư giãn và đặc biệt là khiêu vũ; Người luyện tập khiêu vũ sẽ có sự kết nối giữa thể chất và tinh thần thông qua những bước nhảy và giai điệu âm nhạc, giúp cho cơ thể phát triển hài hòa giữa vận động và tinh thần.

      Có thể nói, thuốc là một công cụ đắc lực giúp người Thầy thuốc điều trị bệnh, nhưng ngày nay với sự quảng cáo của các công ty dược phẩm, cùng với những tác động xã hội chi phối đã gây nên tình trạng lạm dụng thuốc và đây cũng là nỗi ám ảnh của người dân và của Bảo hiểm y tế. Để thay đổi điều này, Bộ Y tế cũng đã đưa ra nhiều phác đồ “trắng thuốc” như thay đổi lối sống, vận động thể lực trong bệnh cao huyết áp và đái tháo đường, sử dụng dung dịch điện giải trong tiêu chảy cấp... Kích thích sử dụng và học tập những phương pháp không dùng thuốc là rất có lợi về sức khỏe và kinh tế, tránh được “ô nhiễm” cho cơ thể, môi trường và đây cũng là phương hướng chung để  trạm y tế đạt được danh hiệu y học cổ truyền tiên tiến mà bộ y tế đề ra.

 Một số hình ảnh luyện tập Yoga:         

                  

    

 

                                                                                                                                            

                                                                              

Bài: BS Nguyễn Anh Tuấn- TYT Hương Giang, Nam Đông.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 23/12/2024
Thứ ba ngày 24/12/2024
Thứ tư ngày 25/12/2024
Thứ năm ngày 26/12/2024
Thứ sáu ngày 27/12/2024
Thứ bảy ngày 28/12/2024
Chủ nhật ngày 29/12/2024
Chưa cập nhật lịch công tác