Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.728.493
Truy cập hiện tại: 2.100
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Phòng bệnh tim mạch bằng cách... ngủ trưa
Ngày cập nhật 19/09/2015
Giấc ngủ trưa giúp tái tạo lại năng lượng, cải thiện trí nhớ, làm tăng khả năng sáng tạo

Một giấc ngủ trưa không chỉ có tác dụng tái tạo lại năng lượng, cải thiện trí nhớ, giúp tâm trạng vui vẻ, làm tăng khả năng sáng tạo mà còn rất hữu ích trong việc phòng chống bệnh tim mạch.

Nhiều người thường có thói quen chợp mắt 5 - 10 phút vào buổi trưa hay đầu giờ chiều theo lịch nghỉ giải lao của trường, lớp, cơ quan hoặc lịch trình sinh hoạt cá nhân, có thể sau bữa ăn trưa. Người ta cho rằng, giấc ngủ trưa đặc biệt có lợi cho những người làm việc văn phòng, người lao động nặng nhọc 8 tiếng mỗi ngày, phụ nữ có thai và người già.

Tuy nhiên nhiều nhà khoa học vẫn còn hoài nghi liệu ngủ trưa có thực sự mang lại lợi ích hay chỉ là một thói quen bình thường. Tiến sĩ Manolis Kallistratosm, một chuyên gia tim mạch tại Bệnh viện Asklepieion Voula General Hospital (Athens, Hy Lạp) cùng đồng nghiệp đã làm sáng tỏ vấn đề này qua một nghiên cứu đánh giá hiệu quả của giấc ngủ trưa đối với huyết áp ở các bệnh nhân bị tăng huyết áp.

Ngủ trưa giúp làm giảm huyết áp, giảm việc sử dụng thuốc hạ áp

Nghiên cứu có sự tham gia của 386 bệnh nhân trong độ tuổi trung niên (200 nam và 186 nữ, tuổi trung bình là 61.4), bị tăng huyết áp. Các phép đo sau được thực hiện ở tất cả các bệnh nhân: thời gian ngủ trưa (trong vài phút), huyết áp chính thức, huyết áp lưu động 24 giờ, tốc độ sóng của mạch, thói quen sống, chỉ số khối cơ thể (BIM) và một đánh giá siêu âm tim hoàn chỉnh bao gồm kích thước nhĩ trái.

Sau khi điều chỉnh các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới huyết áp như tuổi tác, giới tính, BMI, thói quen hút thuốc lá, uống rượu, tiêu thụ muối, cà phê và tập thể dục, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng những người ngủ trưa có huyết áp tâm thu lưu động 24 giờ thấp hơn 5% (6 mmHg) so với những người không ngủ trưa. Huyết áp tâm thu trung bình của người ngủ trưa thấp hơn 4% (5mmHg) khi họ tỉnh táo và thấp hơn 6% (7 mmHg) khi họ ngủ vào ban đêm so với người không có thói quen ngủ trưa.

Ngủ trưa giúp làm giảm huyết áp lưu động 24 giờ, giảm tổn thương ở động mạch và tim, hạn chế việc sử dụng thuốc hạ áp.

 

Tiến sĩ Kallistratos cho biết mặc dù mức giảm trung bình của huyết áp có vẻ thấp nhưng huyết áp tâm thu chỉ cần giảm khoảng 2 mmHg đã có thể làm giảm 10% nguy cơ tai biến tim mạch.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy ở những người ngủ trưa mức vận tốc sống của mạch thấp hơn 11% và đường kính nhĩ trái là nhỏ hơn 5%. Những phát hiện này một lần nữa cho thấy rằng những người hay ngủ trưa sẽ chịu ít thiệt hại do huyết áp gây ra trong động mạch và trái tim hơn.

Để phòng chống bệnh tim mạch, ngoài việc nghỉ ngơi đầy đủ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và cá, hạn chế các chất béo có hại.

 

Cách đơn giản phòng bệnh tim mạch

Thực hiện và duy trì những biện pháp phòng chống bệnh tim mạch là điều rất cần thiết. Ngoài việc dành thời gian nghỉ ngơi buổi trưa, ngủ đủ giấc hàng ngày, các biện pháp đơn giản sau cũng rất hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch:

- Ăn uống lành mạnh: tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả và cá, cắt giảm các chất béo có hại trong chế độ ăn uống hàng ngày.

- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: chỉ với 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng đã giúp điều hòa hệ tim mạch, tăng cường nhịp tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

- Không hút thuốc lá: hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành từ 2 - 4 lần. Do đó để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh nên bỏ hút thuốc lá.

- Hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân: thường xuyên kiểm tra lượng đường và cholesterol trong máu, huyết áp... để biết rõ tình trạng sức khỏe bản thân. Nếu có các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch, cần tới bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.

BSCKII Nguyễn Quang Hiền - Giám đốc BVPHCN TT Huế (Sưu tầm)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 23/12/2024
Thứ ba ngày 24/12/2024
Thứ tư ngày 25/12/2024
Thứ năm ngày 26/12/2024
Thứ sáu ngày 27/12/2024
Thứ bảy ngày 28/12/2024
Chủ nhật ngày 29/12/2024
Chưa cập nhật lịch công tác