Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.742.269
Truy cập hiện tại: 11.519
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Những thông tin cần biết về bệnh bạch hầu
Ngày cập nhật 25/07/2016

Trước diễn biến của tình hình dịch bệnh bạch hầu tại tỉnh Bình Phước, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có Công điện gửi Sở Y tế tỉnh Bình Phước để khẩn trương triển khai các biện pháp tăng cường công tác phòng chống dịch bạch hầu. Trước tình hình này Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe xin giới thiệu một số thông tin cần biết về bệnh bạch hầu.

1. Bệnh bạch hầu là gì?

   Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm độc , nhiễm khuẩn, lây theo đường hô hấp, gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây nên.

   Vi khuẩn bạch hầu sinh sản phát triển tại chỗ, tiết ra ngọai độc tố vào máu lan khắp cơ thể, chính là tác nhân gây bệnh, vi khuẩn không xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết.

   Vi khuẩn bạch hầu xâm nhập cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp (gây bệnh bạch hầu họng, thanh quản); màng tiếp hợp mắt (gây bệnh bạch hầu mắt); thính giác (bạch hầu tai); da tổn thương (bạch hầu da) … .

   Thể bệnh bạch hầu họng: bệnh cảnh lâm sàng là việm họng giả mạc và nhiễm độc tòan thân.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây bệnh bạch hầu dưới kính hiển vi.

 

 2Bệnh bạch hầu lây truyền như thế nào?

   Bệnh bạch hầu lây truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp. Nó có thể gây nhiễm trùng mũi họng dẫn đến khó thở và tử vong.

   Người lành mang vi khuẩn lây lan vi khuẩn theo phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp:

   + Trực tiếp: qua đường thở do khi nói, hắt hơi vi khuẩn bám theo bụi nước mà truyền sang người lành.

   + Gián tiếp: thông qua đồ dùng, thức ăn, đồ uống mang vi khuẩn của bệnh nhân.

 3.  Biểu hiện của bệnh bạch hầu:

   Triệu chứng ban đầu của bệnh là viêm họng giống như viêm amidan, sốt nhẹ, đau đầu, ho và giọng nói khàn, sổ mũi, hơi thở hôi.

   Sau khi có triệu trứng trên khoảng 2-3 ngày ở trong họng, thanh quản có khi cả ở mũi xuất hiện màng giả màu trắng ngà.

   Màng giả bạch hầu có đặc điểm là dai, dính và dễ chảy máu nếu bóc màng giả.

   Nếu có chảy máu, màng giả có thể màu xám hoặc đen.

   Bệnh nhân có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6 – 10 ngày. Bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có thể sưng cổ và làm hẹp đường thở.

4. Ai có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu?

   Tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi, giới tính đều có thể mắc bệnh bạch hầu, tỷ lệ mắc cao ở trẻ em từ 1-7 tuổi.

   Tỷ lệ mắc các thể bệnh: bạch hầu họng: 70%, bạch hầu thanh quản: 20-30%, bạch hầu mũi: 4%, bạch hầu mắt: 3-8 %, bạch hầu da: ít.

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao nhất

5. Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

   Độc tố bạch hầu có tác dụng chọn lọc với cơ tim, thần kinh, thận và thượng thận; gây viêm cơ tim, phù nề, xung huyết, làm tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim. Gây thóai hóa thận, hoại tử  ống thận, làm xung huyết tuyến thượng thận, chảy máu ở lớp tủy và vỏ thượng thận.

   Khi độc tố bạch hầu đã gắn vào các mô:  tim, thần kinh, thận và thượng thận thì kháng độc tố bạch hầu (SAD) không thể trung hòa được độc tố, chỉ có thể trung hòa được độc tố bạch hầu lưu thông trong máu.

   Bệnh nhân tử vong do đột ngột trụy tim mạch không hồi phục.

 6. Điều trị và phòng bệnh bạch hầu

   Bệnh bạch hầu được điều trị càng sớm càng tốt, vì nếu phát hiện và điều trị muộn thì nguy cơ tử vong sẽ cao. Điều trị phải toàn diện, trung hòa độc tố bạch hầu phối hợp với kháng sinh diệt khuẩn, phát hiện ngăn ngừa các biến chứng, chống tái phát, chống bội nhiễm và chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Những trường hợp khó thở, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để mở khí quản.

   Bệnh bạch hầu có thể dự phòng hiệu quả bởi văccin “5 trong 1”. Hiện nay, văccin “5 trong 1” phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib) sẽ được tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi theo lịch: trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi 1, 3 tháng tuổi tiêm mũi 2 và 4 tháng tuổi tiêm mũi 3. Do bệnh có khả năng lây nhiễm cao nên những trường hợp mắc bệnh bạch hầu cần được cánh ly với mọi người và các thành viên trong gia đình.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất

Sau mỗi khoảng thời gian 10 năm, cần tiêm nhắc lại vắc xin loại dùng cho người lớn là giải độc tố uốn ván - bạch hầu (Td) để duy trì khả năng miễn dịch.

Văn Cương (Trung tâm TTGDSK)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 23/12/2024
Thứ ba ngày 24/12/2024
Thứ tư ngày 25/12/2024
Thứ năm ngày 26/12/2024
Thứ sáu ngày 27/12/2024
Thứ bảy ngày 28/12/2024
Chủ nhật ngày 29/12/2024
Chưa cập nhật lịch công tác