Trưởng phòng: CN Trương Thị Hương Giang
Nhân viên: ĐD Lê Thị Hồng Phương, HL Trương Thị Thu Nga
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA
PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG
Phòng Điều dưỡng của Bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc Bệnh viện về tổ chức, điều hành, giám sát công tác chăm sóc người bệnh trong toàn bệnh viện và có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
I. Nhiệm vụ
1. Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện để trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt;
2. Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện và công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định;
3. Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn để trình Hội đồng xem xét và Giám đốc bệnh viện phê duyệt;
4. Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật chuyên môn;
5. Hướng dẫn, kiểm tra việc ghi hồ sơ bệnh án; các sổ ghi chép thuộc Điều dưỡng, Kỹ thuật viên.
6. Phối hợp với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao. Giám sát chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo quy định;
7. Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công;
8. Phối hợp với phòng Kế hoạch tổng hợp (phòng Đào tạo) thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công. Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công trước khi tuyển dụng;
9. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến;
10. Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hoá chất sát khuẩn, khử khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện..
11. Đầu mối phối hợp với các khoa, phòng liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm phát hiện, nhận báo cáo các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ khoa xét nghiệm và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời. Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc.
12. Giám sát việc xử lí chất thải cho toàn bệnh viện.
13. Giám sát mọi thành viên trong bệnh viện thực hiện kĩ thuật vô khuẩn, vệ sinh khoa phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
14. Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác chăm sóc người bệnh, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện;
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công.
II. Tổ chức
1. Các bộ phận: Tùy theo quy mô bệnh viện, phòng Điều dưỡng có các bộ phận sau:
a. Bộ phận giám sát;
b. Bộ phận khử khuẩn, tiệt khuẩn
c. Bộ phận giặt là.
2. Vị trí việc làm
a. Trưởng Phòng
b. Phó trưởng phòng: 01
c. Nhân viên: 01-02
MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG
I. TRƯỞNG PHÒNG
Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc bệnh viện, Trưởng phòng Điều dưỡng bệnh viện chịu trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
1. Nhiệm vụ
a) Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng, tổ Kiểm soát nhiễm khuẩn;
b) Xây dựng kế hoạch hoạt động của công tác chăm sóc người bệnh, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện;
c) Hỗ trợ Điều dưỡng trưởng khoa, Kỹ thuật viên trưởng khoa xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc người bệnh, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa và theo dõi triển khai thực hiện;
d) Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ xây dựng bản mô tả công việc cho điều dưỡng viên, kỹ thuật viên và hộ lý trong bệnh viện để trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt;
đ) Tổ chức công tác giám sát sự thực hiện các quy định kỹ thuật bệnh viện, các quy định chuyên môn của Bộ Y tế và các quy định của bệnh viện. Báo cáo kịp thời cho Giám đốc bệnh viện các việc đột xuất có liên quan đến công tác chăm sóc xảy ra ở các khoa;
e) Tham gia nghiên cứu khoa học, huấn luyện và chỉ đạo tuyến;
g) Tham gia xây dựng kế hoạch mua sắm, phân bổ vật tư tiêu hao, dụng cụ y tế. Giám sát sử dụng vật tư tiêu hao bảo đảm hợp lý và hiệu quả;
h) Hướng dẫn, kiểm tra việc ghi hồ sơ bệnh án, thực hiện các quy trình kỹ thuật chuyên môn của điều dưỡng, kỹ thuật viên.
i) Tổ chức giám sát công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện;
k) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác chăm sóc người bệnh, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công.
2. Quyền hạn
a) Chủ trì giao ban phòng hằng ngày và dự giao ban bệnh viện;
b) Chủ trì các cuộc họp điều dưỡng trưởng khoa của bệnh viện;
c) Phối hợp với các khoa, phòng khác đề xuất ý kiến với Giám đốc về:
- Tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên và hộ lý;
- Bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Điều dưỡng trưởng khoa và Kỹ thuật viên trưởng khoa;
d) Phối hợp với các khoa, phòng liên quan trình Giám đốc bệnh viện điều động tạm thời điều dưỡng viên, kỹ thuật viên và hộ lý khi cần theo quy định của bệnh viện để kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh;
đ) Đề nghị cấp phát, bổ sung vật tư tiêu hao cho các khoa khi có yêu cầu đột xuất;
e) Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, cá nhân thực hiện đúng các qui định về công tác điều dưỡng và công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
g) Được tham gia các Hội đồng theo quy định của Nhà nước và sự phân công của Giám đốc bệnh viện.
3. Yêu cầu
-
Trình độ học vấn: Điều dưỡng đại học trở lên
-
Ngoại ngữ: Chứng chỉ B
-
Tin học: Thành thạo tin học (Chứng chỉ A trở lên)
-
Quản lý: Chứng chỉ Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên
-
Chính trị: Trung cấp
-
Kinh nghiệm: 02 năm làm công tác chuyên môn
II. PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
1. Trách nhiệm: Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng về từng mặt công tác do Trưởng phòng phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về những quyết định của mình.
2. Quyền hạn: Thay thế Trưởng phòng giải quyết những công việc theo giấy ủy quyền của Trưởng phòng và phải báo cáo lại những công việc đã giải quyết với Trưởng phòng.
3. Yêu cầu
-
Trình độ học vấn: Điều dưỡng, Kỹ thuật viên Y đại học trở lên
-
Ngoại ngữ: Chứng chỉ B
-
Tin học: Thành thạo tin học (Chứng chỉ A trở lên)
-
Quản lý: Chứng chỉ Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên
-
Chính trị:
-
Kinh nghiệm: 02 năm làm công tác chuyên môn
III. CÁC BỘ PHẬN
Tùy tình hình nhân lực, trình độ chuyên môn theo vị trí việc làm, Trưởng phòng phân công cán bộ phụ trách các bộ phận sau hoặc các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc phân công:
1. Bộ phận giám sát
- Xây dựng kế hoạch, triển khai và báo cáo công tác chăm sóc người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn của đơn vị.
- Xây dựng, hướng dẫn thực hiện các quy trình, quy chế công tác chăm sóc người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn theo đúng quy định.
- Tổ chức giám sát chất lượng công tác chăm sóc người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc ghi hồ sơ bệnh án, thực hiện các quy trình kỹ thuật chuyên môn, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thực hiện đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong công tác khám, chữa bệnh.
- Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, tham gia hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến dưới.
- Phối hợp với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao. Giám sát chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo quy định.
- Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hoá chất sát khuẩn, khử khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.
- Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi ăn, uống, chế biến thực phẩm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Quản lý, giám sát về thực hiện vệ sinh môi trường và xử lý chất thải.
- Theo dõi, đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến tác nhân vi sinh vật của thầy thuốc, nhân viên y tế.
- Tham gia cùng Khoa cận lâm sàng, Khoa dược và các khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.
2. Bộ phận khử khuẩn, tiệt khuẩn
- Tiếp nhận và kiểm tra vật tư, dụng cụ y tế đã được xử lý ban đầu của các khoa phòng.
- Tiến hành khử khuẩn, đóng gói, tiệt khuẩn, lưu trữ và phân phối các vật tư, dụng cụ y tế đến từng khoa phòng đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật KSNK.
- Bảo quản máy móc, vật tư, vận hành máy đúng kỹ thuật.
- Có sổ sách theo dõi, bàn giao vật tư, dụng cụ y tế.
3. Bộ phận giặt là
- Tiếp nhận và kiểm tra quần áo bệnh nhân của các khoa phòng.
- Tiến hành phân loại, ngâm giặt, ủi, đóng gói, lưu trữ và phân phối quần áo đến từng khoa phòng theo đúng quy trình, kỹ thuật KSNK.
- Sử dụng và bảo quản máy giặt đúng kỹ thuật.
- Có sổ sách theo dõi, bàn giao quần áo bệnh nhân.