Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 5.641.652
Truy cập hiện tại: 6.491
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Cảnh báo nguy hiểm tại tất cả các vị trí có nguy cơ trượt ngã
Ngày cập nhật 16/11/2015

Vấn đề phòng ngừa té ngã cho người bệnh là rất quan trọng trong cơ sở y tế. Phòng ngừa té ngã cũng là một mục tiêu quan trọng mà tổ chức y tế thế giới muốn hướng tới. Chuẩn JCI cũng có hẳn một tiêu chuẩn riêng cho việc này.

 

 

Bệnh viện PHẢI xây dựng và triển khai quy trình giảm nguy cơ té ngã cho người bệnh
 
 
Tại sao bệnh viện phải làm việc này?
- Nhiều thương tích của người bệnh nội trú và ngoại trú ở bệnh viện viện là do té ngã. Nguy cơ té ngã có thể liên quan đến người bệnh đến tình huống và/hoặc vị trí của người bệnh trong bệnh viện. 
 
- Các nguy cơ liên quan đến người bệnh có thể bao gồm tiền sử té ngã của người bệnh, đang sử dụng thuốc, sử dụng thức uống có cồn, do dáng đi hoặc do mất thăng bằng, giảm thị lực, biến đổi trạng thái tâm thần, và những lý do tương tự. Những người bệnh ban đầu được đánh giá là có nguy cơ té ngã thấp có thể đột ngột trở thành có nguy cơ cao do trải qua phẫu thuật/gây mê/tê, các thay đổi đột ngột trong tình trạng người bệnh và các thay đổi về thuốc. Người bệnh cần được đánh giá nguy cơ té ngã trong suốt thời gian nằm viện và nên có ghi nhận trong hồ sơ bệnh án, có dấu hiệu nhận biết nếu họ thuộc nhóm nguy cơ té ngã cao.
 
Ví dụ về một tình huống có nguy cơ té ngã là một người bệnh từ một cơ sở điều trị dài hạn được vận chuyển bằng xe cứu thương đến khoa khám bệnh ngoại trú của bệnh viện để thực hiện một chẩn đoán hình ảnh. Người bệnh có nguy cơ té khi được chuyển từ xe đẩy cứu thương đến bàn của thiết bị chẩn đoán hình ảnh, hoặc khi thay đổi vị trí nằm trên một chiếc bàn chật hẹp. 
 
- Một số khu vực cung cấp dịch vụ y tế trong bệnh viện có nguy cơ té ngã cao hơn do đặc tính của các dịch vụ đó : Ví dụ như khoa vật lý trị liệu (nội trú hoặc ngoại trú) có nhiều loại thiết bị chuyên biệt dành cho người bệnh có thể làm tăng nguy cơ té ngã như các thanh song song tập đi, thang tập đi, máy tập thể dục.
 
- Dựa trên việc xem xét đặc điểm người bệnh, các dịch vụ đang cung cấp và cơ sở vật chất của mình, bệnh viện nên đánh giá hiện trạng té ngã người bệnh và hành động nhằm giảm nguy cơ té ngã và giảm tổn hại khi có té ngã xảy ra.
 
- Một chương trình giảm té ngã có thể bao gồm việc đánh giá nguy cơ và đánh giá lại theo định kỳ những người bệnh có thể có nguy cơ té ngã cao và/hoặc môi trường chăm sóc và điều trị có nhiều nguy cơ . Bệnh viện có trách nhiệm xác định các khu vực (như khoa vật lý trị liệu), tình huống (như người bệnh đến viện bằng xe cứu thương, người bệnh được chuyển từ xe lăn hoặc xe đẩy, sử dụng các thiết bị nâng người bệnh), và đối tượng người bệnh (như người bệnh đi không vững hoặc bị mất thăng bằng, giảm thị lực, biến đổi trạng thái tâm thần,v.v.) có nguy cơ té ngã cao.
 
- Bệnh viện phải thiết lập một chương trình giảm nguy cơ té ngã và có quy trình phòng ngừa té ngã, trong quy trình phải có phần hướng dẫn cần làm gì sau khi sự cố té ngã không may xảy ra để giúp người bệnh được xử lý tốt nhất, an toàn nhất có thể. Chương trình này giúp theo dõi các kết quả mong đợi cũng như không mong đợi của các hành động được tiến hành nhằm giảm té ngã và thực hiện các cải tiến cần thiết nếu cần"

 

Một số hình ảnh tham khảo cho biển cảnh báo nguy hiểm tại các vị trí có nguy cơ trượt ngã

Những bảng cảnh báo nguy cơ té ngã:

 

 

 

Tham khảo tài liệu đính kèm

Tập tin đính kèm:
Tổ Quản lý chất lượng bệnh viện
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 06/05/2024
Thứ ba ngày 07/05/2024
Thứ tư ngày 08/05/2024
Thứ năm ngày 09/05/2024
Thứ sáu ngày 10/05/2024
Thứ bảy ngày 11/05/2024
Chủ nhật ngày 12/05/2024
Chưa cập nhật lịch công tác