Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 5.588.376
Truy cập hiện tại: 3.191
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Nhớ về một bác sĩ - chiến sĩ ngành Y
Ngày cập nhật 05/03/2017

MỘT “MÓN NỢ ÂN TÌNH” CHƯA TRẢ ĐƯỢC


   Năm 1978 mặc dầu đã trúng tuyển vào Đại học Y Khoa Huế (Nay là Đại học Y Dược Huế) nhưng  đồng thời có giấy báo nghĩa vụ quân sự, tôi tham gia quân đội từ đó. Sau thời gian huấn luyện tại  F441 Khe Lan Hà Tĩnh, tôi được đưa  vào chiến trường Tây Nam và chiến đấu tại nước bạn Campuchia (đơn vị E 20  F4 ) . ... Thật không may tôi lại bị thương tại chân đèo Tắc lin ( đường từ cảng Sihanoukville lên Phnôm Pênh). Hôm đó đơn vị tôi hy sinh 02 người và bị thương 04 người, trong đó có tôi. 

   Chúng tôi được đưa về đội phẫu tiền phương của Trung đoàn. Tại đây có 02 bác sĩ phẫu thuật: bác sĩ  Cam và bác sĩ Diệp. Tôi được bác sĩ  Diệp mổ. Lúc đó, người tôi bê bết máu và được đưa lên bàn mổ. Phải nói rằng hoàn cảnh lúc đó tại chiến trường nhiều khó khăn, thiếu thốn, không được đầy đủ như phòng mổ bệnh viện tôi bây giờ, nhưng được nằm lên bàn mổ là một niềm sung sướng của tôi lúc đó (tôi là mổ thứ 3), bởi lẻ khi được mổ tôi nghĩ rằng mình có cơ hội sống rồi. Khi bị thương tôi mới 20 tuổi đối diện với cái chết, trong giây phút thập tử nhất sinh của cuộc đời, tôi chỉ nghĩ về mẹ, về gia đình, nhưng khi nằm trên bàn mổ thì hình ảnh người bác sĩ sao mà nó vĩ đại, thiêng liêng và cao quý đến thế! Nó choáng ngợp tâm hồn tôi với niềm tin mãnh liệt rằng: người bác sĩ này sẽ đem lại sự sống cho tôi.... và thế là tôi được cứu sống. Tôi tiếp tục được đưa về Việt Nam và nằm điều trị tại Bệnh viện 121 Cần thơ (đơn vị anh hùng) thêm 20 ngày nữa.
   Thấm thoát từ đó đến nay đã hơn 35 năm tôi không có cơ hội gặp lại được bác sĩ  Diệp nữa, người bác sĩ  rất trẻ chỉ hơn tôi vài tuổi thôi, nói giọng bắc rất hay, nghe đâu sau này bác sĩ về Hà nội và làm ở Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ TƯ. Tôi vẫn còn nợ bác sĩ  Diệp một điều, đó là lời CÁM ƠN mà tôi chưa thực hiện được lúc đó.
   Sau này tôi xuất ngũ và học lại y khoa, tôi trở thành bác sĩ phẫu thuật và cũng mổ cho rất nhiều người nhưng cái cảm giác là bệnh nhân nằm trên bàn mổ luôn là ký ức không bao giờ quên trong tâm trí của tôi.

Ảnh minh họa

Bs Nguyến Đình Lập - Giám đốc Trung tâm Y tế Phú Lộc - Người thương binh năm ấy

 TÌM THẤY NHAU

   Sau khi đăng dòng tâm sự về "món nợ  ân tình" của một bệnh nhân hơn 35 năm về trước, anh chị em gia đình facebook đã chia sẻ và tôi đã có được điện thoại vị bác sĩ – ân nhân của cuộc đời tôi.  Qua đôi lời giới thiệu bác sĩ cũng chưa nhận ra tôi, cũng phải thôi bởi bác sĩ đã mổ cho biết bao nhiêu người trên chiến trường khốc liệt ấy. Tôi phải giải thích rõ ràng hơn và trong lần đó 4 người bị thương có Đại đội phó của tôi tên là Lãm người Thanh Hoá thì bác sĩ nhận ra ngay. Chúng tôi mừng lắm như những người thân xa lâu rồi mới gặp lại, cùng hàn huyên chia sẻ cho nhau chuyện vui buồn thời xa xưa ấy. Khi tôi nhắc lại "món nợ" năm xưa thì anh thật sự xúc động: Lời cám ơn, sự tri ân của một bệnh nhân năm xưa với người bác sĩ – chiến sĩ. Anh cười...tôi nghĩ anh sẽ cười rất tươi...mãn nguyện.

   Thì ra, Anh tên thật là Trần văn Riệp chứ không phải là Diệp như chúng tôi thường nói với nhau (do giọng nói) , quê anh ở Thái Bình, anh hơn tôi đúng 6 năm 1 ngày , có nghĩa là ngày tôi đậu ĐH Y Huế thì cũng là ngày anh ra trường (ĐHY học 6 năm) và ngày tôi nhập ngũ thì anh cũng vào quân đội và chúng tôi gặp nhau tại chiến trường Campuchia, chúng tôi sinh nhật cách nhau đúng 1 ngày. Chia tay, chúng tôi hẹn ngày tái ngộ.  
  Năm 1981 tôi xuất ngũ về học YK, anh thì 1982 chuyển ngành, thật ra nhiều lúc chúng tôi rất xa mà lại rất gần ... Thỉnh thoảng tôi cũng có dịp công tác tại Hà nội và anh cũng thường hay vào Huế dự Hội Nghị nhưng trớ trêu thay chung tôi chưa có duyên hội ngộ. Được biết, Anh hiện là PGS-TS mang hàm  Đai tá đang công tác tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Phó Chủ tịch Hội Siêu âm Việt Nam.
   Chuyện lại chưa hết, chiều ni ba anh em chúng tôi: Lập, Hùng thốt nốt và Sơn rọm cùng đon vị bộ đội CPC rủ nhau đến thắp nhang chia buồn cùng Thuận vì bố Thuận vừa mất (Thuận là bộ đội CPC cùng đơn vị, có biệt hiệu là cánh cụp cánh xoè vì bị đạn bắn vào vai nên một tay không đưa lên được, hiện là bác sĩ đang công tác tại TPHCM). Qua lời thăm hỏi, thắp nhang chia buồn, chúng tôi ai cũng xúc động vì còn có nhiều người trên 35 năm mới gặp nhau... Khi tôi bàn chuyện về ngày 27.2 và về “món nợ” bác sĩ Diêp (Riệp) lời cám ơn tri ân thì cả 3 trong 4 anh em đều nhìn nhau rướm lệ vì trong 4 người ngồi đây thì 3 người là thương binh và đều là bệnh nhân của Anh và cùng mang một món nợ ân tình chưa trả. 
   Chúng tôi sống hôm nay một phần lớn là do công của bác sĩ Riệp. Một lần nữa xin được gởi lời Tri Ân đến bác sĩ Riệp và nghiêng mình trước anh linh của những liệt sĩ - những đồng đội của tôi.
   Xin cám ơn Đời và cám ơn Người  bác sĩ – chiến sĩ ngành Y của chúng tôi.

Theo lời kể trên facebook của BS Nguyễn Đình Lập - Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 06/05/2024
Thứ ba ngày 07/05/2024
Thứ tư ngày 08/05/2024
Thứ năm ngày 09/05/2024
Thứ sáu ngày 10/05/2024
Thứ bảy ngày 11/05/2024
Chủ nhật ngày 12/05/2024
Chưa cập nhật lịch công tác