Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 5.505.124
Truy cập hiện tại: 533
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Giao tiếp với trẻ em giảm thính lực(khiếm thính)
Ngày cập nhật 28/04/2016
nghe kém, giảm thính lực là gì?
 
Trẻ có khó khăn về nghe (nghĩa là bị nghe kém hoặc điếc) là trẻ bị giảm ít nhiều hoặc toàn bộ sức nghe, khiến trẻ không nghe được ở khoảng cách và với cường độ âm thanh bình thường.
 
Những khó khăn của trẻ bị nghe kém
 
Giao tiếp
Trẻ nghe kém thường không bắt kịp vào các cuộc nói chuyện đang diễn ra xung quanh. Do nghe không rõ ràng và hiểu không thấu đáo ý nghĩa của cuộc nói chuyện, trẻ thường ngơ ngác khi được hỏi. Trẻ hay hỏi lại người đối thoại. Nếu bị điếc, trẻ hoàn toàn phải sử dụng dấu và cử chỉ để giao tiếp. Đây là khó khăn đối với mọi người xung quanh vì phải học dấu để giao tiếp với trẻ.
 
Học hành
Vì trẻ không nghe được như bình thường nên việc nghe giảng rất khó khăn, dẫn tới các trở ngại trong học tập. Mặc dù trẻ bị giảm thính lực có thể học lớp hoà nhập với các trẻ bình thường khác, nhưng giáo viên, các trẻ khác cũng cần học giao tiếp bằng dấu và chữ cái ngón tay với trẻ. Các môn học như văn học, Tiếng Việt, Sử, Địa... cần nghe nói và viết nhiều nên trẻ thường gặp khó khăn. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, không có đủ giáo viên và giáo viên cũng không đủ thời gian để kèm thêm cho trẻ. Những điều này càng gây khó khăn cho trẻ trong học tập. Để các trẻ em khác có thể giao tiếp tốt hơn với trẻ, giáo viên cần làm một bảng chữ cái ngón tay treo ở một bên cạnh bảng đen. Mọi người trong lớp học và trong gia đình trẻ cần học cách giao tiếp này.
 
Xã hội
Trẻ bị giảm thính lực thường bị hạn chế trong quan hệ xã hội và kết bạn, giao lưu do khó khăn về giao tiếp. Cộng tác viên nên lưu ý cha mẹ trẻ về điều này, hãy để một vài bạn khác hỗ trợ trẻ trong các hoạt động chơi nhóm. Đối với trẻ muốn tham gia chơi nhóm cần hiểu được luật chơi và những quy định thưởng phạt. Cần để vài bạn giải thích kỹ cho trẻ về việc này. Việc hướng nghiệp cho trẻ cần lưu tâm tới những nghề ít cần giao tiếp. Những trẻ bị giảm thính lực có khả năng quan sát bằng mắt tốt, thực hành bằng tay chân khéo léo. Do vậy, trẻ học dễ dàng hơn nhưng nghề thủ công, may thêu đan, sản xuất đồ mỹ nghệ... Trẻ cũng có thể học các nghề múa, kịch câm, nhào lộn, nặn, ảo thuật... Triển vọng học nghề đối với những trẻ này rất đa dạng và khá dễ dàng.
 
Tâm lý
Đối với trẻ bị giảm thính lực ở độ tuổi nhỏ, những trở ngại tâm lý chủ yếu liên quan đến giao tiếp. Do khó thể hiện được nhu cầu hoặc vì bất lực không hiểu những điều người xung quanh mong muốn, trẻ có thể cáu gắt, hay nổi khùng, dễ gây gổ... Trẻ em ở độ tuổi thiếu niên còn có thể bị mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, tránh chỗ có người lạ... Cha mẹ và giáo viên cần tìm hiểu những thay đổi và những biểu hiện tâm lý của trẻ để giúp trẻ.

[ DOWNLOAD ]

Hiếu Trọng - Nguồn cục quản lý khám chữa bệnh
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 22/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Khoa Nguyên
14:00: Họp BCH Đảng bộ Sở Y tế
Phó Giám Đốc: Nguyễn Trọng Chương
07:00: Trực lãnh đạo
Thứ ba ngày 23/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Khoa Nguyên
07:00: Trực lãnh đạo
Thứ tư ngày 24/04/2024
Phó Giám Đốc: Nguyễn Trọng Chương
07:00: Trực lãnh đạo
Thứ năm ngày 25/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Khoa Nguyên
07:00: Trực lãnh đạo
Thứ sáu ngày 26/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Khoa Nguyên
14:00: Hội nghị đánh giá tổng thể năng lực hoạt động của y tế cơ sở
17:30: Gặp mặt đồng chí Nguyễn Mậu Duyên TP NVY đã hoàn thành sự nghiệp công tác (nghỉ công tác theo chế độ).
Phó Giám Đốc: Nguyễn Trọng Chương
07:00: Trực lãnh đạo
Thứ bảy ngày 27/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Khoa Nguyên
07:00: Trực lãnh đạo
Chủ nhật ngày 28/04/2024
Phó Giám Đốc: Nguyễn Trọng Chương
07:00: Trực lãnh đạo