Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 5.459.309
Truy cập hiện tại: 545
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Khánh thành “sân chơi tương tác – thư viện đồ chơi” tại Khoa Nhi, Bệnh viện Phục hồi Chức năng
Ngày cập nhật 16/07/2021

Ngày 15 tháng 7 năm 2021, tại Bệnh viện Phục hồi chức năng (PHCN), tại địa chỉ số 93, đường Đặng Huy Trứ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã long trọng diễn ra lễ khánh thành và đưa vào sử dụng “Sân chơi tương tác – Thư viện đồ chơi” – một khu liên hợp các hoạt động chơi tương tác và trị liệu cho trẻ có khuyết tật đến thăm khám và điều trị tại Khoa Nhi của bệnh viện.

Thực hiện Chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Y tế, trong thời gian qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh đã tích cực tăng cường nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị các bệnh khuyết tật về Nhi và Người lớn. Năm 2020, sau khi đưa vào sử dụng cở sở 93 Đặng Huy Trứ, qua khảo sát tình hình cơ sở, Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch phát triển khu liên hợp trị liệu: Vận động trị liệu – Hoạt động trị liệu – Ngôn ngữ trị liệu cho trẻ khuyết tật Nhi. Được sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án “Tôi lớn mạnh” do Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) cùng với tổ chức Zhi-Shan Foundation, Văn phòng CBM, Tập đoàn Wealth Power Việt Nam, Tập đoàn Tôn Đông A,... Sân chơi tương tác – Thư viện đồ chơi (khu liên hợp điều trị) đến nay đã hoàn thành.

Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế, là đơn vị tiếp nhận, chăm sóc, điều trị các các bệnh nhân khuyết tật ở người lớn và trẻ em, bên cạnh đó cũng tiếp nhận, chăm sóc, điều trị các bệnh nhân có các bệnh lý về cơ, xương, khớp và các bệnh lý khác cần nhu cầu về VLTL và PHCN. Đối với bệnh khuyết tật về Nhi, trung bình mỗi ngày BV điều trị phục hồi chức năng cho khoảng 70-80 trẻ khuyết tật từ sơ sinh đến 15 tuổi trên toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận. Phần lớn các cháu bị bại não, não úng thủy, các dị tật bẩm sinh, rối loạn phát triển về vận động và trí tuệ, đặc biệt là rối loạn phổ tự kỷ...Đối với nhóm bệnh lý này, việc điều trị phải kết hợp các kỹ thuật về vật lý trị liệu và các Kỹ thuật PHCN, trong đó kỹ thuật PHCN đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với việc điều trị cho trẻ khuyết tật. Trong những năm qua, các kỹ thuật về PHCN cho trẻ đã được phát triển, hoàn thiện gồm: NNTL – HĐTL – VĐTL, qua đó giúp trẻ từng bước thực hành các kỹ năng cần thiết, để trưởng thành và hoà nhập, các kỹ thuật này đã được BV PHCN Huế triển khai điều trị hiệu quả cho các cháu trong những năm gần đây thông qua sự hỗ trợ của các Tổ chức: HI, CCIHP...

Khu Sân chơi tương tác - Thư viện đồ chơi, kết hợp với trị liệu bệnh lý dành cho trẻ phù hợp với tâm sinh lý của nhiều dạng khuyết tật, cùng với trị liệu bệnh lý, được bố trí thành 03 khu vực theo các lĩnh vực phục hồi chức năng: vận động trị liệu; hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu như sau:

1.   Khu vực vận động trị liệu: Bố trí các thiết bị như: cầu trượt, nhà bóng, bạt nhún, thiết bị tập đi, lèo trèo, cưỡi … Những mục tiêu phát triển kĩ năng vận động, nhận thức, kĩ năng hoà hợp sẽ được giải quyết tốt trong khu vực chơi này. Khu vực này đòi hỏi linh hoạt phương thức áp dụng nhằm tối ưu hoá cơ hội học tập cho từng trẻ, bằng các biện pháp tập luyện, giáo dục thông qua vui chơi vận động nhằm giúp trẻ có khả năng tự vận động đi lại và thuần thục các động tác.

2.   Khu vực hoạt động trị liệu:  là khu vực để trẻ khái quát hoá những kĩ năng trẻ đã đạt được trong hoạt động trị liệu cá nhân, có thể hoạt động trên ghế, trên các khối hình lớn, trên chiếu, trên sàn. Các ghế, đồ chơi được sắp xếp sao cho trẻ tiếp cận được một cách dễ dàng trong hoạt động trị liệu. Các đồ chơi nhiều dạng, nhiều màu sắc để có thể dễ dàng thu hút sự chú ý của trẻ, từ đó góp phần giải quyết các mục tiêu của từng trẻ: ngôn ngữ tiếp nhận, ngôn ngữ diễn đạt, bắt chước, chơi lần lượt, nhận thức, kĩ năng xã hội…Kĩ năng và mối quan tâm của từng trẻ đều được xem xét và giải quyết trong khu vực này, trẻ có thể tham gia chủ động theo một cách nào đó tùy thuộc vào hứng thú và sở thích của trẻ. Độ dài của hoạt động hay thời gian tham gia vào hoạt động của mỗi trẻ được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng trẻ và đảm bảo tất cả các trẻ đều được tham gia. tự chăm sóc vệ sinh cá nhân.

3.   Khu vực ngôn ngữ trị liệu: Được bố trí liền kề khu hoạt động trị liệu, có màng hình TV lớn để chiếu và phát các đoạn Videos phù hợp dành cho trẻ, kết hợp với các khung, giá vẽ tranh ảnh, các bộ sách…Bố trí một nhóm 2 đến 3 người, một hoặc hai trẻ và một kĩ thuật viên (hoặc phụ huynh) ngồi với nhau người lớn đóng vai trò là người dẫn dắt, thúc đẩy tương tác giao tiếp ngôn ngữ trong suốt hoạt động. Phát triễn kĩ năng giao tiếp diễn đạt, giao tiếp tiếp nhận, tương tác hoà nhập với người khác có thể giải quyết trong hoạt động này. Những quyển sách tranh hay các bộ đồ chơi theo các chủ đề như: động vật, con vật, phương tiện giao thông, gia đình... sẽ được khuyến khích sử dụng ở khu vực này… nhằm giảng dạy các mục tiêu nhìn vào tranh, đồ vật khi người lớn chỉ tay vào đó, phát âm, nhận biết được các bức tranh trong sách hay đồ chơi bằng cách chỉ tay hoặc chú ý nhìn khi được gọi tên ở trong tranh, đồ vật.

Với bố trí và thiết kế như vậy, mô hình Khu liên hợp trị liệu “Sân chơi tương tác - Thư viện đồ chơi” có lợi ích rất lớn đối với trẻ trong quá trình điều trị và tập luyện PHCN, qua các hoạt động vui chơi, cơ thể trẻ được vận động, sức khoẻ được tăng cường, trẻ em khuyết tật tìm hiểu thế giới xung quanh, giúp tăng cường hiểu biết, tích luỹ kinh nghiệm sống, thúc đẩy nhanh quá trình hoà nhập.

Các cha mẹ cũng sẽ được học thêm các kỹ năng thông qua các cuộc tập huấn và thư viện đồ chơi tại khu vực này. Khu vực sân chơi tương tác và thư viện đồ chơi sẽ góp phần tạo thêm sự hoàn thiện trong khu vực trị liệu của Khoa Nhi bao gồm các phòng Vật lý trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu, Hoạt động trị liệu cũng do USAID, Zhi-Shan, CBM, CCIHP tài trợ. Khoa Nhi và bệnh viện PHCN Thừa Thiên Huế hướng tới việc phát triển mô hình mẫu về phục hồi chức năng đa chuyên ngành trong đánh giá, can thiệp và trị liệu cho các trẻ khuyết tật.

Với ý nghĩa phát triển phục hồi chức năng và giúp đỡ người khuyết tật trên địa bàn, Bệnh viện PHCN hy vọng với mô hình này sẽ giúp nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc cho trẻ khuyết tật, giúp trẻ sớm hoà nhập cuộc sống và đem lại hài lòng đối với tất cả người dân đến với bệnh viện.

Dương Thế Mạnh - Tổ thông tin truyền thông
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 15/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Khoa Nguyên
07:00: Trực lãnh đạo
Thứ ba ngày 16/04/2024
Phó Giám Đốc: Nguyễn Trọng Chương
07:00: Trực lãnh đạo
Thứ tư ngày 17/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Khoa Nguyên
07:00: Trực lãnh đạo
08:30: Họp về công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức
14:00: Về việc tổ chức Hội nghị giao ban ngành Y tế quý I/2024
Thứ năm ngày 18/04/2024
Phó Giám Đốc: Nguyễn Trọng Chương
07:00: Trực lãnh đạo
Thứ sáu ngày 19/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Khoa Nguyên
07:00: Trực lãnh đạo
Thứ bảy ngày 20/04/2024
Phó Giám Đốc: Nguyễn Trọng Chương
07:00: Trực lãnh đạo
Chủ nhật ngày 21/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Khoa Nguyên
07:00: Trực lãnh đạo