Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.064.206
Truy cập hiện tại: 2.489
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?


Trung tâm Truyền thông GDSK tập huấn phòng chống bạo lực gia đình cho hội viên hội nông dân
Ngày cập nhật 03/07/2017

   Nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2017, được sự chỉ đạo của Sở Y tế, tại Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn cho các hội viên Hội Nông dân các xã, phường, thị trấn về Luật Phòng chống bạo lực gia đình, nội dung và kỹ năng truyền thông về phòng chống bạo lực gia đình. Báo cáo viên là Ths.Bs Phan Đăng Tâm - Giám đốc Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh.

   Hiện nay, nông dân chiếm gần 70% dân số. Vì vậy vai trò của Hội Nông dân các cấp vô cùng quan trọng trong việc truyền thông, vận động, giáo dục và thay đổi hành vi cho hội viên, nông dân, đặc biệt là nam nông dân để xây dựng được những mô hình gia đình, cộng đồng không có bạo lực, đảm bảo nếp sống văn minh, hạnh phúc, phát triển kinh tế bền vững. Nam nông dân hơn ai hết cần nhận thức được họ chính là đối tượng hưởng lợi khi tạo dựng được môi trường gia đình bình đẳng, hạnh phúc, không bạo lực để chị em phụ nữ có thể cùng họ phát triển sản xuất và phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng gia đình bình đẳng, no ấm và hạnh phúc.

    Một số hình ảnh

Nói chuyện với công nhân tại siêu thị COOPMART

   Xác định rõ tầm quan trọng đó, Hội Nông dân tỉnh cùng với Trung tâm Truyền thông GDSK tổ chức hội nghị tập huấn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về luật cũng như kiến thức về bạo lực gia đình và cách truyền thông về phòng chống bạo lực gia đình tại cơ sở. Buổi tập huấn được báo cáo viên lồng ghép về vấn đề giới, bình đẳng giới cũng như bất bình đẳng giới trong đời sống xã hội, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh và vai trò của nam nông dân trong lĩnh vực DS-KHHGĐ hiện nay.

   Trước đó, Trung tâm Truyền thông GDSK tổ chức nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống bạo lực gia đình cho công nhân, người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên COOPMART Huế.

   Cùng ngày, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh đã tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về an toàn thực phẩm.

   Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và gián tiếp như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự,..và đặc biệt Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Nhưng đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực và thế nữa nó dần trở thành như một hiện tượng của xã hội.

  Bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em. Bạo lực gia đình làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt đẹp, tác động xấu đến môi trường giáo dục thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến sự an toàn lành mạnh của cộng đồng và trật tự xã hội.

   Thực tiễn vấn nạn bạo lực gia đình ở nước ta cho thấy: Việc thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình để nâng cao sự hiểu biết, từ đó làm thay đổi về nhận thức vấn đề là hết sức quan trọng và cần thiết, nhưng dường như chưa được chú ý đúng mức. Pháp luật đã quy định nhưng lại không đề ra cơ chế cho việc thực thi trên thực tế, mà chỉ quy định chung chung trong Chương 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình về trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong thi hành Luật. Vì vậy, cần có những quy định chi tiết hơn về vấn đề này. Ví dụ: cần quy định việc tuyên truyền này như là một trách nhiệm thường xuyên của một cơ quan, tổ chức cụ thể ở từng địa phương, từng cơ sở.

 

Tin và ảnh: Tâm Đăng
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 30/09/2024
Trưởng Phòng: Nguyễn Thị Ngọc Anh
07:00: Trực lãnh đạo
Thứ ba ngày 01/10/2024
Phó Giám Đốc: Nguyễn Trọng Chương
07:00: Trực lãnh đạo
Thứ tư ngày 02/10/2024
Giám đốc: Nguyễn Khoa Nguyên
07:00: Trực lãnh đạo
Thứ năm ngày 03/10/2024
Trưởng Phòng: Nguyễn Thị Ngọc Anh
07:00: Trực lãnh đạo
Thứ sáu ngày 04/10/2024
Phó Giám Đốc: Nguyễn Trọng Chương
07:00: Trực lãnh đạo
Thứ bảy ngày 05/10/2024
Giám đốc: Nguyễn Khoa Nguyên
07:00: Trực lãnh đạo
Chủ nhật ngày 06/10/2024
Trưởng Phòng: Nguyễn Thị Ngọc Anh
07:00: Trực lãnh đạo