Từ khóa
 
 
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 5.532.659
Truy cập hiện tại: 1.800
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá Website của bệnh viện chúng tôi như thế nào?
Chủ động phòng chống bệnh tiêu chảy cấp trong mùa bão lụt
Ngày cập nhật 28/08/2018

   Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp trong chăm sóc tuyến ban đầu. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp bị bệnh tiêu chảy, người bệnh thường không đến khám tại các đơn vị y tế, chỉ sử dụng thuốc không toa, do đó không được thể hiện trên các báo cáo thống kê hệ thống của nhà nước. Số liệu ghi nhận chỉ là bề nổi. Với bối cảnh này, có thể nói tỷ suất mắc mới trong cộng đồng của bệnh tiêu chảy là rất cao. Ở nước ta, đối với tiêu chảy có liên quan đến dịch tễ hiện hành như sống trong vùng mưa lũ, nhiều nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo, thiếu nước sạch, cùng với mầm bệnh từ các vùng nước ngập đọng, từ xác súc vật chết bị thối rửa thì nguyên nhân thường do nhiễm vi trùng như E.Coli, Salmonella, Shigella nên nguy cơ dịch bệnh tiêu chảy bùng phát và lan nhanh.

 

1)Thế nào là tiêu chảy cấp?

+Ca tiêu chảy

*Đi tiêu ≥ 3 lần/ngày

*Phân lỏng hay phân nước

Về phân loại mức độ cấp của tiêu chảy, các chuyên gia thống nhất phân loại như sau:

*Tiêu chảy cấp: nếu thời gian bệnh ≤ 2 tuần (14ngày)

*Tiêu chảy kéo dài: nếu nếu thời gian bệnh bệnh ≥ 2 tuần

*Tiêu chảy mạn: nếu nếu thời gian bệnh bệnh ≥ 4 tuần

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp

+Do nhiễm trùng: 80% là do vi trùng

*Ký sinh trùng: Cryptosporidium parvum, Cyclospora cayetanensis, Entamoeba histolytica, Giardia lamblia …

*Vi trùng: Campylobacter, Escherichia coli, Salmonella enteritidis, Shigella, Cholerae …

*Virus: HIV, rotavirus, Norwalk agent …

+Không do nhiễm trùng

*Thuốc: kháng sinh, nhuận trường, cao huyết áp, kháng ung thư

*Bệnh mạn tính: Viêm ruột kết, ung thư, cường giáp

*Ngộ độc phụ gia thực phẩm

*Dị ứng thức ăn, thức ăn ko được hấp thu, ko được tiêu hóa do không có men tiêu hóa…

2)Khi bị tiêu chảy cấp thì người bệnh có biểu hiện gì?

Đối với tiêu chảy do nhiễm trùng thường có biểu hiện sốt, buồn nôn, nôn ói, đau bụng từng cơn, nhức đầu, mệt mỏi

- Tiêu chảy do lỵ trực trùng (Shigella): tiêu chảy cấp phân có máu, đau bụng nhiều vùng bụng dưới, cảm giác muốn đi cầu liên tục, mót rặn nhiều

- Tiêu chảy do tả (Cholerae): tiêu chảy cấp phân tóe nước, liên tục, rất nhiều lần (20-30 lần/ngày)

*Lượng phân lớn

*Có khi hàng chục lít một ngày

*Phân điển hình

+Toàn nước

+Màu trắng lờ đục như nước vo gạo

+Không nhầy máu

*Không đau quặn - mót rặn

*Không sốt

Đối với tiêu chảy không do nguyên nhân nhiễm trùng, bệnh nhân thường không sốt, đi phân lỏng đột ngột, có thể than buồn nôn, nôn, đau bụng từng cơn.

3) Đối với Bệnh nhân tiêu chảy cấp có thể chăm sóc và điều trị tại nhà không? Việc này sẽ thực hiện như thế nào?

Đối với tiêu chảy cấp, trong đa phần các trường hợp, các triệu chứng sẽ cải thiện trong vòng 2-4 ngày (bệnh tiêu chảy là tự giới hạn, không gây biến chứng nguy hiểm nào đặc biệt). Việc điều trị đầu tiên và chủ yếu là uống bù dịch và chất điện giải. Việc sử dung thuốc đặc hiệu thường là không cần thiết trừ trường hợp do bệnh lý thực thể nặng. Do đó, có thể điều trị tại nhà.

Do vậy: khi bị tiêu chảy cấp: Sử dụng ngay việc bù nước bằng đường uống:

Pha dung dịch bù nước bằng đường uống:

(1) Có sẵn gói Oresol (ORS)

+Hòa tan gói ORS trong 1 lít nước

+Khuấy cho tan đều

+Dùng trong ngày – nếu dùng không hết thì bỏ hoặc pha lại gói khác

(2) Có sẵn viên Hydrit: Pha hòa tan theo hướng dẫn nhà sản xuất

Có thể pha dịch thay thế: khi nhà ko có sẵn Oresol hoặc viên Hydrit

(3) Pha dung dịch muối đường: cho vào 1 lít nước & khuấy cho tan đều

+Muối: 1 muỗng cà phê (# 3,5 gram)

+Đường: 8 thìa cà phê (# 40 gram)

Nước cháo muối:

- Gạo: 1 nắm gạo (#50g gạo) và 1 nhúm muối (3,5g) + 6 bát con nước (#1,2 lít) đun nhừ gạo thì lọc lấy nước uống

(4) Nước dừa non: có pha 1 nhúm muối.

Lưu ý:

-Dung dịch ORS, dung dịch muối đường có vị lợi: không hợp vị nhất là ở trẻ nhỏ

-Bù nước bằng đường uống: rất dễ bị ói

+Uống từ từ, từng ngụm một

+Trẻ nhỏ: dùng muỗng nhỏ & cho uống từng muỗng

-Nếu bị ói, đợi 10 phút sau tiếp tục cho uống lại nhưng chậm hơn

-Nếu ói nhiều hoặc uống không được: là dấu hiệu báo động, việc nhập viện là cần thiết để có thể được theo dõi và bổ sung dịch bằng đường tĩnh mạch.

BÙ NƯỚC THẾ NÀO LÀ ĐỦ?

Để có thể bù nước kịp thời khi bị tiêu chảy cấp, sử dụng dung dịch bù nước bằng đường uống sau mỗi lần đi tiêu:

-Trẻ < 2 tuổi:

+50 – 100 ml (¼ – ½ tách uống trà)

+Có thể đến ½ lít/ngày

-Trẻ 2 – 9 tuổi:

+100 – 200 ml

+Có thể đến 1 lít/ngày

- Trẻ ≥ 10 tuổi:

+Uống theo nhu cầu, uống cho đến hết khát nước

+Có thể đến 2 lít/ngày

-Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nặng như bệnh nhân ói nhiều, sốt cao, có máu trong phân… phải cân nhắc cho nhập viện nhất là trẻ em, trẻ nhủ nhi, người cao tuổi, người bị suy kiệt nặng vì những bệnh khác.

4) Để phòng chống bệnh tiêu chảy cấp một cách có hiệu quả nhất, những lời khuyến cáo dành cho người dân?

Vệ sinh là chủ yếu:

(1) Rửa tay:

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và dọn thức ăn

- Rửa tay mỗi khi nghi ngờ bàn tay nhiễm bẩn

(2) Ăn chín, uống nước đã đun sôi, không uống nước lã.

(3) Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, mưa gió, bụi bặm.

(4) Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

Khi nguồn nước cung cấp, nước giếng, vật chứa nước bị nhiễm bẩn hoặc có nguy cơ nhiễm bẩn:

+Viên nén Cloramin B 250 mg

- Hòa tan 1 viên nén trong 25 lít nước.

- Để nước đã có Cloramin B trong ít nhất 30 phút trước khi dùng.

+Sử dụng Cloramin B bột

- Hòa tan 10 g Cloramin B bột (1 muỗng canh) trong 1 khối nước (1m3 # 1000 lít)

- Để nước đã có Cloramin B trong ít nhất 30 phút trước khi dùng

Đậm độ Cloramin B tồn dư sau 30 phút có thể từ 0,2 – 0,5 mg/lít

Bảo quản nguồn nước sau diệt trùng: đậy kín và dùng gáo múc nước có cán dài để múc nước.

(5) Đối với trẻ em: Tiêm vaccine ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus.

 

 

Phan Đăng Tâm (Sưu tầm)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 
Lịch công tác tuần
Thứ hai ngày 29/04/2024
Thứ ba ngày 30/04/2024
Thứ tư ngày 01/05/2024
Thứ năm ngày 02/05/2024
Thứ sáu ngày 03/05/2024
Thứ bảy ngày 04/05/2024
Chủ nhật ngày 05/05/2024
Chưa cập nhật lịch công tác