SỞ Y TẾ TỈNH TT-HUẾ
BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
Số: 36 /KH-BVPHCN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 4 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
Phòng chống bão lụt và giảm nhẹ thiên tai 2015
Để “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả” trong mùa mưa bão năm nay; Bệnh viện điều dưỡng và Phục hồi chức năng lập kế hoạch phòng chống bão lụt và giảm nhẹ thiên tai năm 2015 cụ thể như sau:
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ PHÒNG CHỐNG BÃO LỤT
1. Chuẩn bị phục vụ chuyên môn, cấp cứu:
- Xây dựng 02 cơ số cấp cứu nội viện và ngoại viện, CloraminB.
- Băng ca, nẹp chân tay, bông băng đầy đủ.
2. Chuẩn bị phục vụ hậu cần:
- Thép giăng 6 kg, bạt che ni lông 20m2, chuẩn bị bàn ghế và kệ.
- Lương thực: gạo, mì ăn liền, gia vị, trứng, thịt hộp, đậu ... đủ phục vụ cho 70 bệnh nhân và 20 cán bộ trong 04 ngày.
- Bếp dầu, dầu hỏa, đèn pin, gas chuẩn bị sẵn sàng.
- Phương tiện vận chuyển: xe ô tô cái.
- Máy phun hóa chất: 01 cái.
- Áo phao: 10 cái.
II. NHIỆM VỤ TRONG VÀ SAU KHI XẢY RA BÃO LỤT
1. Trong bão lụt:
- Ban phòng chống bão lụt chỉ đạo các tổ phải triển khai ngay theo phương án Phong chống bão lụt được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
- Đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân.
- Phục vụ hậu cần, ăn uống cho bệnh nhân.
- Bảo vệ tài sản an toàn.
- Tham gia cấp cứu ngoại viện khi có yêu cầu của Sở Y Tế.
2. Sau bão lụt:
- Ban PCBL chỉ đạo các tổ khắc phục ngay hậu quả: vệ sinh phòng ốc, kho tàng, sân vườn, chuẩn bị lương thực ... đưa hoạt động của bệnh viện trở lại bình thường.
- Báo cáo toàn bộ công tác Phòng chống bão lụt cho Ban chỉ đạo Phòng chống bão lụt Sở Y tế.
III. DANH SÁCH CÁC TỔ PHÒNG CHỐNG BÃO LỤT NĂM 2015
1. Tổ cấp cứu ngoại viện, nội viện và hậu cần cơ sở 1:
* Nhóm 1:
- Bs Nguyễn Văn Trình Tổ trưởng kiêm nhóm trưởng nhóm 1
- Cn Phạm Duy Duẩn Tổ viên
- Nguyễn Thị Ngọc Anh Tổ viên
- Tôn Nữ Thu Hằng Tổ viên
* Nhóm 2:
- Bs Nguyễn Văn Lâm Nhóm trưởng nhóm 2
- Cn Trương Đức Minh Tổ viên
- Trương Thị Thu Nga Tổ viên
- Ngô Thị Hạnh Tổ viên
2. Tổ cấp cứu nội viện và hậu cần cơ sở 2:
* Nhóm 1:
- Bs Đặng Đức Cương Tổ trưởng kiêm nhóm trưởng nhóm 1
- Ds Đặng Văn Thân Tổ viên
- KTV Phạm Thị Thanh Hương Tổ viên
- Ys Phan Vĩnh Đức Tổ viên
- KTV Đặng Xuân Tùng Tổ viên
- Trương Quang Định Tổ viên
- Trần Thị Thu Lan Tổ viên
* Nhóm 2:
- Bs Nguyễn Công Ngãi Tổ phó kiêm nhóm trưởng nhóm 2
- KTV Nguyễn Thanh Hải Tổ viên
- Ys Nguyễn Mạnh Hà Tổ viên
- Nguyễn Thị Sương Tổ viên
- KTV Hồ Việt Khánh Tổ viên
- Dương Văn Kính Tổ viên
- Phạm Thị Thu Hiền Tổ viên
3. Nhiệm vụ:
3.1. Ban chỉ huy:
- Bs Nguyễn Quang Hiền - Giám đốc; phụ trách chung, trực tiếp tại cơ sở 2.
- Bs Đoàn Thị Minh Xuân - Phó Giám đốc; phụ trách trực tiếp tại cơ sở 1.
- Cn Nguyễn Trọng Chương – Phó Giám đốc; phụ trách công tác hậu cần, làm báo cáo.
- Bs Đặng Đức Cương phụ trách Tổ cấp cứu nội viện, hậu cần cơ sở 2.
- Bs Nguyễn Văn Trình - PK Khám bệnh; phụ trách tổ cấp cứu ngoại viện, nội viện và hậu cần cơ sở 1.
3.2. Các tổ:
- Các tổ trưởng chịu trách nhiệm: Xây dựng các kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, kiểm tra và đôn đốc thực hiện để chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực, cơ số thuốc ... đảm bảo khi xảy ra bão lụt có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
4. Các phương án Phòng chống bão lụt
4.1 . Phương án 1: Di dời bệnh nhân và thiết bị y tế về nơi an toàn.
Khi có thông báo bão lụt lớn sẽ xảy ra:
- Phối hợp ngay với Ban chỉ đạo Phòng chống bão lụt Sở Y tế để tổ chức di dời bệnh nhân ngay ra khỏi vùng thấp lụt, nguy hiểm: Đưa bệnh nhân từ cơ sở 2 (30 Tô Hiến Thành) lên cơ sở 1 (93 Đặng Huy Trứ) hoặc các nơi an toàn khác của Sở.
- Tổ chức vận chuyển các thiết bị y tế, máy móc quan trọng lên cơ sở 1 (93 Đặng Huy Trứ).
- Kê kích tài sản lên cao ở mức an toàn, chằng chống nhà cửa.
- Tổ chức trực gác phòng chống bão lụt.
- Chuẩn bị hậu cần tại chỗ trong các ngày lụt bão: lương thực, dầu ăn, gas ...
4.2. Phương án 2: Phục vụ bệnh nhân và nhân viên tại chỗ cả 2 cơ sở.
Khi có thông báo bão lụt sẽ xảy ra:
- Kê kích tài sản lên cao ở mức an toàn, chằng chống nhà cửa.
- Tổ chức trực gác phòng chống bão lụt.
- Chuẩn bị phục vụ hậu cần: Cho 20 cán bộ trực gác và 70 bệnh nhân trong 4 ngày. Lương thực: 100 kg gạo, 03 thùng mì ăn liền, 3 lít dầu ăn, gia vị, 100 quả trứng, 30 hộp cá thịt hộp, 01 Bếp dầu, 10 lít dầu hỏa, 02 đèn pin, gas ...
5. Dự trù kinh phí
Để đảm bảo cho công tác hậu cần, khi xảy ra bão lụt có thể đáp ứng ngay, đề nghị cho kinh phí để chuẩn bị lương thực sẵn sàng, cụ thể như sau:
Lương thực: 100 kg gạo, 03 thùng mì ăn liền, 3 lít dầu ăn, gia vị, 100 quả trứng, 30 hộp cá thịt hộp: 3.000.000,đ (Ba triệu đồng chẵn)
V. PHƯƠNG CHÂM THỰC HIỆN:
- Chuẩn bị 4 tại chỗ: Chỉ huy, hậu cần, vật tư, lực lượng tại chỗ.
- Chế độ trách nhiệm: Các tổ khi có bão lụt phải tới ngay bệnh viện theo thứ tự từ Tổ 1 đến Tổ 2. Các cá nhân do thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác Phòng chống bão lụt để xảy ra hậu quả sẽ bị xử lý kỷ luật theo qui định./.
Nơi nhận:
- Ban chỉ đạo Phòng chống bão lụt Sở Y tế;
- Các Khoa, phòng của Bệnh viện;
- Thông báo công khai tại Bệnh viện;
- Lưu: VT, TC.
|
TL. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Trọng Chương
|