Buổi truyền thông nhằm mục tiêu: Nâng cao kiến thức về giới, bình đẳng giới trong việc chăm sóc người bệnh/ người khuyết tật cho các thành viên gia đình của người bệnh/người khuyết tật. Các thành viên trong gia đình hiểu biết thêm về giới, bình đẳng giới trong việc chăm sóc người bệnh/khuyết tật. Sự tham gia của các thành viên nam giới trong việc chăm sóc người bệnh/người khuyết tật tại bệnh viện và tại gia đình được tăng lên đáng kể.
“Bình đẳng giới phải được chú trọng ở mọi giới” là thông điệp được đưa ra tại buổi truyền thông. Theo đó vai trò vị trí của người phụ nữ và nam giới được tạo điều kiện và cơ hội ngang nhau về mặt pháp luật và chính sách, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ trong việc chăm sóc người bệnh/ người khuyết tật.
Theo các nghiên cứu sự tham gia của phụ nữ vào việc chăm sóc bệnh nhân
- Phụ nữ là người chăm sóc chính cho bệnh nhân, trên 66% người chăm sóc là nữ giới (The National Alliance for Caregiving and AARP, 2009; Sharma, 2016)
- Thời gian chăm sóc của phụ nữ thường dài hơn nam giới trong ngày (Cognitive Neurology and Alzheimer’s Disease Center)
- Phụ nữ chăm sóc sinh hoạt cá nhân cho bệnh nhân nhiều hơn so với nam giới (Cognitive Neurology and Alzheimer’s Disease Center)
Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục đã làm thay đổi nhận thức và hành vi của bệnh nhân và người nhà bênh nhân từng bước thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới tiến tới bình đẳng giới thực chất.Sự quan tâm chia sẽ và cách chăm sóc với người bệnh/người khuyết tật đã có những chuyển biến rõ rệt.
Một số hình ảnh hoạt động: