Theo đó, Thông tư này quy định về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng trang phục y tế của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động, học sinh, sinh viên tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh, sản phụ, người nhà người bệnh (trực tiếp chăm sóc người bệnh), người đến thăm, làm việc, người tình nguyện hỗ trợ người bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và việc quản lý, sử dụng trang phục y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thông tư áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân trên toàn quốc; người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; người lao động, học sinh, sinh viên tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh, sản phụ, người nhà người bệnh, người đến thăm, làm việc, người tình nguyện hỗ trợ người bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các cơ sở y tế khác tùy điều kiện, tính chất công việc, yêu cầu chuyên môn có thể sử dụng trang phục y tế phù hợp trên cơ sở quy định tại Thông tư này.
Trang phục y tế quy định trong Thông tư bao gồm áo, quần, áo liền váy, chân váy, giầy dép, mũ và biển tên.
Trang phục y tế phải bảo đảm an toàn cho người bệnh, người sử dụng; thuận tiện khi mặc, khi thao tác chuyên môn; mang tính truyền thống, đặc trưng ngành y tế; nguyên liệu bảo đảm ít nhăn, dễ giặt, dễ là ủi, dễ khử khuẩn, thấm mồ hôi và phù hợp với khí hậu; kiểu dáng và màu sắc hài hòa, thân thiện, đơn giản, hiện đại, lịch sự, trang nhã, kín đáo, bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với công việc và nghề nghiệp; bảo đảm nhận biết rõ các đối tượng sử dụng và các khu vực chuyên môn khác nhau.
Thông tin chi tiết tải file đính kèm