Từ khóa
Hướng về ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4
Ngày cập nhật 05/04/2016
Luật người khuyết tật 2010

18 năm đã trôi qua kể từ ngày Pháp lệnh người tàn tật được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua. Chúng ta vui mừng nhận thấy: Người khuyết tật ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã được xã hội quan tâm và trợ giúp, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp. Vị thế của người khuyết tật đã được tăng lên rất nhiều. Đa số người khuyết tật đã được tôn trọng và bình đẳng  trong xã hội.

Một ngày có ý nghĩa lớn đối với người khuyết tật Việt Nam và ngành Phục hồi chức năng, đó là ngày 18/4. Ngày “Người khuyết tật Việt Nam18/4”, đã được quy định trong Pháp lệnh người tàn tật từ năm 1998 và nay là Luật Người khuyết tật 2010. Đây là dịp để mọi người dân, các tổ chức chính trị xã hội và Nhà nước bày tỏ sự quan tâm đến những con người không may mắn trong xã hội chúng ta.

 

18 năm đã trôi qua kể từ ngày Pháp lệnh người tàn tật được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua. Chúng ta vui mừng nhận thấy: Người khuyết tật ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã được xã hội quan tâm và trợ giúp, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp. Vị thế của người khuyết tật đã được tăng lên rất nhiều. Đa số người khuyết tật đã được tôn trọng và bình đẳng  trong xã hội.

Tuy nhiên, do nhiều tác động khác nhau của xã hội, một bộ phận người khuyết tật vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một điều đáng suy ngẫm là sự cố gắng vươn lên của người khuyết tật vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, không ít cá nhân và gia đình còn mang tư tưởng ỷ lại, chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội. Đối với các hoạt động hỗ trợ của xã hội lại thường không đồng bộ, mạnh ai nấy làm, thiếu sự liên kết nên hiệu quả còn chưa cao và không bền vững. Một công việc hết sức quan trọng trong Phục hồi chức năng cho người khuyết tật là đưa trẻ em đến trường và hướng nghiệp cho người khuyết tật vẫn chưa được triển khai một cách toàn diện và triệt để.

Trong những năm qua, bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng trở thành một địa chỉ đáng tin cậy cho người khuyết tật tại tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận. Tại bệnh viện thường xuyên điều trị cho 150 đến 200 bệnh nhân. Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã phủ kín 152/152 xã phường, quản lý và hướng dẫn Phục hồi chức năng cho gần 10 ngàn bệnh nhân. Bệnh viện đã triển khai hầu hết các kỹ thuật trong lĩnh vực Phục hồi chức năng về điện trị liệu, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, thủy trị liệu. Bệnh viện cũng đã kết nối với nhiều tổ chức, cá nhân để có các dự án nhằm nâng cao chất lượng điều trị, tăng cường cơ sở vật chất và hỗ trợ trực tiếp cho người khuyết tật.

Song song với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, bệnh viện đã tập trung vào việc thực hiện tốt 12 điều Y đức, thực hiện tốt qui tắc ứng xử trong bệnh viện, thay đổi phong cách thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh và thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ “Lương Y như từ mẫu”.

 

Bên cạnh đó, một nhiệm vụ không kém phần quan trọng được bệnh viện hết sức quan tâm đó là: Xây dựng bệnh viện thành một tập thể đoàn kết, dân chủ, thống nhất, là cơ quan văn hóa, các đoàn thể và Chi bộ vững mạnh xuất sắc.

Với truyền thống đã có, cùng với tinh thần quyết tâm khắc phục mọi khó khăn; Trong thời gian tới, bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tranh thủ sự quan tâm của ngành Y tế, phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để góp phần thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Người khuyết tật 2010.

Nguyễn Trọng Chương - Phó Giám đốc bệnh viện
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
 
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.460.469
Truy cập hiện tại: 2.187