Từ khóa
Truyền thông về não mô cầu
Ngày cập nhật 06/04/2016

Bài phỏng vấn BSCKII Phan Trung Tiến,  Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Huế về bệnh não mô cầu.

1.  Xin bác sỹ cho biết nguyên nhân và đường lây truyền của bệnh do não mô cầu:

Bệnh do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn Neisseria meningitidis  gây ra. Bệnh lưu hành rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, bệnh lưu hành và được ghi nhận ở nhiều địa phương. Bệnh hay gặp vào mùa đông xuân . 

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các giọt nhỏ dịch tiết mũi họng bị nhiễm Neisseria meningitidis, khả năng lây truyền sẽ tăng nếu có đồng nhiễm cùng các vi rút đường hô hấp.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh,  nhưng nguy cơ mắc bệnh cao nhất là nhóm tuổi trẻ. Bệnh do não mô cầu rất dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch. Khi cơ thể mệt mỏi, hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh.

2.  Vậy những dấu hiệu nào để chúng ta nghi ngờ mắc bệnh do não mô cầu :

Biểu hiện lâm sàng thường gặp của não mô cầu  là viêm màng não mủ và/hoặc nhiễm khuẩn huyết:

Biểu hiện nhiễm trùng rõ:

+ Sốt cao đột ngột, có thể có rét run,

+ Ho, đau họng

+ Mệt mỏi, nhức đầu.

- Dấu hiệu màng não – não

+ Đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, táo bón, gáy cứng, (trẻ nhỏ có thể có tiêu chảy, thóp phồng và gáy mềm).

+ Biểu hiện bệnh ở giai đoạn đầu thường giống các bệnh nhiễm trùng khác do đó cần chú ý chẩn đoán phân biệt.

+ Đặc biệt chú ý  yếu tố dịch tễ: Là những người có tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong tập thể (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại,…) có người đã được xác định bị mắc bệnh do não mô cầu. Nếu có sốt phải nghi ngờ ngay.

3. Nếu mắc bệnh thì những biến chứng và hậu quả do vi khuẩn não mô cầu gây ra thế nào:

Đây là bệnh nhiễm trùng với diễn tiến rất cấp tính, hậu quả nặng nề , nguy cơ tử vong cao.

- Bệnh nhân sẽ  rối loạn ý thức, li bì, kích thích vật vã, có thể có co giật, hôn mê.

- Ban xuất huyết hoại tử hình sao, xuất hiện sớm và lan nhanh, thường gặp ở hai chi dưới.

- Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, nhanh chóng vào tình trạng sốc: Mạch nhanh, HA hạ hoặc HA kẹt  ; thiểu niệu, vô niệu, đông máu nội mạch rải rác, suy thượng thận, suy đa tạng và có thể tử vong nhanh trong vòng 24h.

- Điều này đòi hỏi bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị sớm, hồi sức tích cực , cách ly bệnh nhân tại các cơ sở điều trị.

4. Để chủ động phòng tránh bệnh do não mô cầu thì chúng ta phải làm gì :

( Các nghiên cứu cho biết rằng: Người bệnh và người lành mang vi khuẩn là nguồn chứa duy nhất, ước tính có khoảng 10 – 20% dân số mang vi khuẩn não mô cầu tại hầu họng mà không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng), tỷ lệ này có thể tăng đến 40-50% trong các vụ dịch.  )

Để phòng tránh , chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Mang khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh.

- Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.

-  Chủ động tiêm  phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ.

- Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh ( sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn…) cần đi khám tại các cơ sở khám chữa bệnh càng sớm càng tốt.

Trung tâm TTGDSK tỉnh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
 
Liên kết website
Sở, ban ngành
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Các đơn vị chuyên ngành phục hồi chức năng
Các tổ chức khuyết tật
Thống kê truy cập
Truy cập tổng: 7.455.450
Truy cập hiện tại: 667