Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Nghị định này quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;
e) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý Điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.
3. Người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này sau đây gọi tắt là người lao động.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp là cơ sở y tế có đủ Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phục hồi chức năng lao động là quá trình áp dụng biện pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, biện pháp giáo dục và xã hội học để phục hồi chức năng lao động.
3. Đơn vị phục hồi chức năng lao động là cơ sở y tế có đủ Điều kiện hoạt động phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
[DOWNLOAD]