“Không hành động hôm nay ngày mai không thuốc chữa”
Ngày cập nhật 18/11/2015

   Từ ngày 16- 22/11/2015, Tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc diễn ra trên khắp cả nước. Đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam phối hợp thực hiện.

Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về phonhf , chống kháng thuốc

   Kháng thuốc hiện nay là vấn đê toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, thế giới mỗi năm có hàng trăm người chết do kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỉ USD cho kháng thuốc. Đó là lý do tại sao Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các cơ quan quốc tế khác chỉ ra rằng kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức điều trị đối với tương lai.

   Tuần lễ truyền thông được tổ chức nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp... về phòng, chống kháng thuốc. Nâng cao nhận thực hiện các biện pháp phòng, chống kháng thuốc trong cộng đồng, trong y tế, trong quản lý thức ăn chăn nuôi, quản lý chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường; đồng thời tạo động lực thúc đẩy cộng đồng và cán bộ y tế quan tâm, chia sẻ và cùng chung tay góp sức, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, giảm sự đề kháng của vi sinh vật gây bệnh, góp phần giảm gánh nặng về y tế, kinh tế, xã hội do kháng thuốc gây ra đối với con người, đặc biệt là tuyên truyền, vận động lấy được một triệu chữ ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.

   Theo Bộ Y tế, công tác phòng chống kháng thuốc cần có sự tham gia chủ động, tích cực của mỗi người dân và toàn thể cộng đồng. Mỗi người dân chỉ mua và sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sỹ khám bệnh, kê đơn và sử dụng kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ; Sử dụng kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hải sản theo đúng hướng dẫn; Cán bộ y tế tuân thủ đúng các hướng dẫn chuyên môn và sử dụng kháng sinh trong điều trị hợp lý, an toàn.

Trong tuần lễ truyền thông phòng, chống kháng thuốc năm 2015 sẽ diễn ra nhiều sự kiện như: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống kháng thuốc; Tổ chức hội nghị, hội thảo, mít tinh về phòng chống kháng thuốc ở tất cả các địa phương, cơ sở y tế; Phát động ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, trong đó 90% cam kết được thực hiện tại trang fanpage: “Tuần lễ kháng thuốc kháng sinh 2015-AMR Week 2015 Viet Nam” và 10% chữ ký trực tiếp của các cán bộ, nhân viên y tế và người dân.

Khuyến cáo của WHO

Giải quyết vấn đề KKS là ưu tiên hàng đầu của WHO. Một kế hoạch hành động toàn cầu về kháng thuốc, bao gồm KKS được thông qua tại Hội nghị Y tế Thế giới tháng 5/2015. Mục đích của kế hoạch hành động toàn cầu là đảm bảo tiếp tục phòng và chữa các bệnh truyền nhiễm với các loại thuốc an toàn và hiệu quả. Kế hoạch hành động toàn cầu có 5 mục tiêu chiến lược: Nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng thuốc; Đẩy mạnh giám sát và nghiên cứu; Giảm các trường hợp nhiễm bệnh; Tối ưu hóa việc sử dụng các thuốc kháng sinh; Đảm bảo đầu tư bền vững vào chống kháng thuốc.

Để thực hiện mục tiêu “Nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng thuốc”, WHO đang dẫn đầu một chiến dịch toàn cầu, trong nhiều năm, với chủ đề: “Thuốc kháng sinh: cẩn thận khi sử dụng”. WHO đang hỗ trợ các quốc gia thành viên phát triển các kế hoạch hành động quốc gia riêng để giải quyết vấn đề kháng thuốc, phù hợp với các mục tiêu của kế hoạch toàn cầu.

 

 

Phan Đăng Tâm - TTTTGDSK (Tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày