Lễ phát động Tháng hành động vì người cao tuổi năm 2016
Ngày cập nhật 30/09/2016

   Thực hiện kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 05/8/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tổ chức Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2016, sáng ngày 29/9/2016, tại Trung tâm Hành chính thành phố Huế, UBND thành phố Huế phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh; Ban đại diện Hội người cao tuổi tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì người cao tuổi năm 2016 với chủ đề “Chung sức vì Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa”.   Đến dự buổi lễ có đồng chí Hồ Văn Hải - UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; đồng chí Trần Song - UVTV Thành ủy - PCT UBND thành phố; đồng chí Hồ Viết Lễ - Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, cùng đông đảo hội viên Hội Người cao tuổi trên địa bàn tỉnh.

           

         

             Với mục đích tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các ban ngành, các cấp và toàn xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc y tế, nâng cao sức khỏe và phát huy vai trò, kinh nghiệm của Người cao tuổi (NCT) trong cộng đồng; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến người cao tuổi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn cả về vật chất lẫn tinh thần.

            Thực hiện chỉ đạo của tỉnh ủy và UBND tỉnh “Về việc thực hiện kế hoạch chương trình hành động Quốc gia về NCT tuổi tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016”, Sở Y tế đã chỉ đạo căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và đặc thù của đơn vị tăng cường tuyên truyền về Luật Người cao tuổi, chương trình hành động quốc gia về NCT giai đoạn 2016-2020; chỉ thị của tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác chăm sóc và phát huy vai trò NCT đến cán bộ và tầng lớp nhân dân. Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh xây dựng và phát các thông điệp phát thanh truyền hình liên quan đến kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và chỉ đạo mạng lưới truyền thông tăng cường tuyên truyền về các văn bản pháp luật và các kiến thức liên quan đến chăm sóc NCT; Bệnh viện Mắt Huế thực hiện chương trình Mắt sáng cho NCT và Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh triển khai tốt đề án chăm sócNCT dựa vào cộng đồng.

            Tại buổi lễ phát động,  lãnh đạo tỉnh đã trao 10 phần quà cho những người già cô đơn không nơi nương tựa trên địa bàn.

Thực tế cho thấy, ít quốc gia nào có một cơ cấu dân số đa dạng như ở Việt Nam. Chúng ta vừa chuyển từ cơ cấu dân số trẻ (với hơn 30% dân số là trẻ em) sang cơ cấu “dân số vàng” (số người trong độ tuổi lao động cao gấp 2 lần số người trong độ tuổi phụ thuộc) thì cũng gần như đồng thời bước vào giai đoạn già hóa dân số.

Theo các nhà nhân khẩu học, “già hóa dân số” hay còn gọi là giai đoạn “dân số đang già” là khi dân số 65 tuổi trở lên chiếm trên 7% tổng dân số; hoặc khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm trên 10% tổng dân số.

NCT Việt Nam gặp phải đó là có tỷ lệ khỏe mạnh còn thấp. Điều đáng nói là tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã tăng cao nhưng số năm sống khỏe mạnh lại khá thấp, mỗi người dân có tới 12 năm ốm đau. Đặc biệt, trung bình mỗi người cao tuổi có trên 2,6 bệnh.

Bệnh tật ở NCT nước ta hiện nay với xu hướng bệnh tật kép, xu hướng bệnh tật chuyển từ lây nhiễm sang không lây nhiễm và mãn tính, dẫn tới chi phí chăm sóc cao. NCT mắc các nhóm bệnh không lây nhiễm chủ yếu như: Bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, động kinh và trầm cảm ngày càng tăng. Bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với nguy cơ tàn phế do cơ chế “hao mòn” của quá trình lão hóa và tác động của các căn bệnh mãn tính.

Tình trạng bệnh tật đã ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và sự hòa nhập cộng đồng của NCT. Đa số NCT nước ta chưa có thói quen khám bệnh định kỳ vì vậy khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị rất khó khăn. Hệ thống y tế – lão khoa chưa đầy đủ, trang thiết bị còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ y tế chưa đáp ứng nhu cầu để giải quyết các bệnh đặc trưng của NCT. Theo kết quả Điều tra Quốc gia về NCT Việt Nam, chỉ có 4,8% NCT có sức khỏe tốt và rất tốt, 65,4% là yếu và rất yếu. Trong đó, có 26,1% NCT không có bất cứ loại bảo hiểm y tế nào, trên 51% NCT không đủ tiền chi trả cho việc điều trị, dẫn đến không điều trị.

Đây là những thách thức to lớn, đòi hỏi cần sớm có những chính sách, chiến lược thực tế và phù hợp khi Việt Nam đang ở giai đoạn then chốt của một thời kỳ chuyển đổi nhân khẩu học.

 

 

 

                                                        

Tin, ảnh: Đăng Tâm -Nhật Nam
Các tin khác
Xem tin theo ngày